nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt
Xuất phát từ thực tế hiện nay việc thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, thiếu chuyên gia giỏi; năng lực, trình độ của cán bộ, công chức là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về di tích QGĐB. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước, có kinh nghiệm và năng lực thực tiễn. Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ, công
chức phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan QLNN về di tích QGĐB cử cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm thực tế. Cùng với việc nghiên cứu, bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ, công chức, cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao năng lực. Trong thực tiễn, để có thể đáp ứng nhiệm vụ như dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về di tích QGĐB, đàm phán điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích luôn đòi hỏi trình độ và năng lực của cán bộ, công chức ngày càng phải được nâng cấp, hoàn thiện.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, đỏi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kiến thức sâu về di sản văn hóa đồng thời phải có kiến thức tổng hợp, thông thạo về QLNN. Do đó, thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thường xuyên. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ về vật chất, khuyến khích về tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý di tích có ý nghĩa quan trọng và nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích QGĐB cùng với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn truyền thống văn hóa, những công trình mang những nét đặc trưng riêng của vùng và địa phương. Do vậy, chính quyền các cấp phải sẵn sàng cho việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB.
Trên cơ sở thực tiễn, yêu cầu trình độ cán bộ, công chức QLNN về di tích QGĐB với tiêu chuẩn cần thiết: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo có liên quan đến di sản văn hóa, có kiến thức QLNN như chứng chỉ về QLNN, hiểu biết QLNN về di sản văn hóa; có kinh nghiệm tối thiếu 3 năm về quản lý di sản văn hóa; sử dụng thành thạo máy tính, trình độ tin học cơ bản,
biết và có thể giao tiếp một ngoại ngữ; có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao.
Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức QLNN về di tích QGĐB dưới các hình thức đào tạo cơ bản về chuyên môn quản lý, chuyên môn bảo tồn, kỹ thuật bảo tồn, bồi dưỡng ngắn hạn và nâng cao nghiệp vụ ở trong nước và cử đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. Cụ thể: Cục Di sản văn hóa cần tăng cường mở các lớp tập huấn QLNN về di tích QGĐB trong vùng ĐBSH; phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến di sản văn hóa, di tích QGĐB; cập nhật thông tin về QLNN về di sản văn hóa, di tích QGĐB; thông qua tổ chức các hội thảo khoa học, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm ở trong nước và quốc tế để trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các địa phương trong vùng ĐBSH; cử cán bộ, chuyên gia giỏi của Cục Di sản văn hóa trực tiếp về hỗ trợ, hướng dẫn các phòng quản lý di sản thuộc Sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH - nơi có số lượng lớn các di tích QGĐB chiếm 42,1% của cả nước.
Về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: Cần phải có chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao như ưu tiên tuyển thẳng vào biên chế, bổ nhiệm, xếp ngạch và bố trí bậc lương phù hợp, có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố quyết định tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động QLNN, giải pháp nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về di tích QGĐB là yêu cầu cấp thiết có tính then chốt. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, QLNN nhất thiết phải gắn liền với việc phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có thể sử dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, đòi hỏi cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn cao để có thể nắm bắt, ứng dụng vào điều kiện thực tiễn. Đội ngũ cán bộ, công chức buộc phải nâng cao trình độ năng lực, yêu cầu về chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp và
thích ứng nhanh với sự tiến bộ của nền khoa học và công nghệ thế giới, đặc biệt, trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0 đang diễn ra.
4.2.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt trị di tích quốc gia đặc biệt
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, với số lượng di tích quá lớn, nhu cầu cần thiết phải tu bổ, tôn tạo cũng rất lớn trong khi nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu này từ ngân sách Nhà nước còn rất hạn chế. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng, Nhà nước ta đã xác định bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia nói chung và di tích QGĐB nói riêng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là của toàn dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1997) đã đề cập đến chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, Chính phủ đã sớm ban hành các Nghị định về chính sách khuyết khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính kèm theo. Hành lang pháp lý về cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực cho bảo tồn, tôn tạo các di tích quốc gia nói chung và di tích QGĐB nói riêng đã được thiết lập và phát huy trong thực tiễn. Đánh giá về kết quả chủ trương này, tại Hội thảo: “Xã hội hóa trong bảo tồn nhìn từ hai phía” tổ chức ngày 09/10/2012 tại Hà Nội, cũng đã khẳng định cộng đồng góp 70% kinh phí để bảo tồn, tôn tạo di tích.
Các di tích QGĐB đều đã trải qua thời gian lâu đời, chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Do vậy, một trong những nội dung quan trọng của hoạt động QLNN về di tích QGĐB là huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB. Tuy nhiên, việc đầu tư bảo tồn phải trên cơ sở những nguyên tắc nhất định như: Mức đầu tư ngân sách của nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế; sử dụng ngân sách công khai, minh bạch tài chính và nguồn vốn đầu tư của nhà nước có trọng tâm, trọng điểm.
Giai đoạn 2016-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa trong đó bao gồm các dự án bảo tồn di sản văn hóa, đã tăng cường đầu tư cho các di tích QGĐB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương, địa phương và huy động các nguồn khác theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, môi trường và các thông tư hướng dẫn kèm theo như Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008; Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/1014 của Bộ Tài chính. Bộ VHTT&DL cần thiết nên phối hợp với Bộ Tài Chính thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các văn bản này để xem xét, điều chỉnh và bổ sung sửa đổi hoặc thay thế.
Mặt khác, việc đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư, nguồn tài trợ, công đức, hiến tặng cho phát triển văn hóa là một giải pháp mang tính chiến lược hiện nay. Bởi lẽ, nhu cầu về vốn đầu tư để bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích QGĐB là vô cùng lớn, trong khi nguồn ngân sách nhà nước các cấp còn khó khăn, hạn chế nên việc huy động nguồn lực xã hội hóa là một giải pháp quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích chưa thể hiện được vai trò định hướng của QLNN, nhận thức của xã hội về di sản văn hóa, di tích QGĐB chưa toàn diện, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao; tham gia hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích còn mang tính tự phát, không có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng QLNN về di sản văn hóa, di tích QGĐB ở địa phương. Qua thực tế, một số ví dụ về mặt hạn chế của việc huy động nguồn tài chính từ xã hội hóa nhưng thiếu sự hướng dẫn, phối hợp của các cơ quan chức năng bảo tồn di sản văn hóa như: Tại di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử ở tỉnh Quảng Ninh, di tích lịch sử và khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở tỉnh Thái Bình… Mặt khác, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã bộc lộ những hạn chế trong hoạt động quản lý, hạn chế về trình độ và nhận thức về di sản văn hóa, di tích QGĐB.
Một vấn đề cần quan tâm lưu ý khi huy động nguồn tài chính để bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích QGĐB như trường hợp ở tỉnh Ninh Bình (di tích danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động) thực hiện mô hình đầu tư dự án theo hình thức Công - Tư. Đây là phương thức mới, đặc thù trong lĩnh vực di sản văn hóa, cần nghiên cứu làm rõ và theo dõi quản lý chặt chẽ mô hình này. Đặc biệt cần phải tăng cường vai trò QLNN về di tích QGĐB, thường xuyên phải kiểm tra, giám sát tổ chức kinh tế trong hoạt động quản lý khai thác giá trị di tích QGĐB.
Tăng cường giám sát, quản lý nguồn vốn huy động, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đặc biệt kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích QGĐB một cách nghiêm ngặt theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Để có thể huy động các nguồn vốn xã hội hóa cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan QLNN về di tích QGĐB tiếp tục tham mưu, trình Chính phủ để chỉ đạo xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi về thuế, phí, đất đai cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.
Thành lập Quỹ bảo tồn di tích QGĐB, nguồn quỹ bao gồm: Nhà nước
cấp, huy động hợp pháp khác, các nguồn tài trợ, đóng góp của tổ chức và cá nhân; về quản lý quỹ nên thành lập hội đồng quản lý quỹ. Ở Trung ương do Chính phủ quy định Hội đồng quản lý Quỹ và có tổ chuyên gia tư vấn chuyên môn cho Hội đồng quản lý quỹ; cơ chế, chính sách huy động cụ thể hóa trong lĩnh vực di sản văn hóa trên cơ sở Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ và các Thông tư của các Bộ, ngành chức năng để hướng dẫn các địa phương áp dụng thực hiện.
Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là tình trạng khó khăn về tài chính. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng ĐBSH đến nay chưa có quỹ bảo
tồn di tích QGĐB. Trong thời gian tới, đề xuất cần phải thành lập quỹ bảo tồn di tích QGĐB vùng ĐBSH ở các địa phương. Cấp tỉnh, thành phố cần thiết nên thành lập quỹ bảo tồn di tích QGĐB để huy động thường xuyên, tổ chức hoạt động của quỹ bảo tồn nhằm thu hút thêm nguồn lực đầu tư.
Đặc biệt, nhà nước cần có chính sách khuyến khích về thuế đối với những tổ chức doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp vào việc tu bổ di tích, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB. Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế và phí đối với cơ sở đào tạo, thiết chế văn hóa do tư nhân đầu tư. Tăng cường thực hiện chính sách về xã hội hóa, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, di tích; xây dựng cơ chế hợp tác thuận lợi giữa cơ quan QLNN, các tổ chức kinh tế - xã hội có liên quan đến di sản, di tích, cộng đồng dân cư địa phương nhằm tác động tích cực đến hiệu quả QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH.
Khắc phục tình trạng quản lý, sử dụng kinh phí không hiệu quả và không đúng mục đích do thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan QLNN về di tích QGĐB, do thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chyên môn, giữa các cấp chính quyền và các tổ chức, đơn vị liên quan. Khắc phục tình trạng công đức, cúng tiến đồ thờ tự vào di tích QGĐB không phù hợp, không đúng quy định; bảo tồn, tu bổ, sửa chữa di tích QGĐB không đúng quy định, chống xuống cấp di tích nhưng không làm biến dạng, thay đổi hình dáng, diện mạo và gây thiệt hại cho di tích QGĐB.