Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá nói chung, QLNN về di tích QGĐB phải triển khai theo đúng những định hướng đã đề ra. Giá trị của hệ thống di tích QGĐB giữ vai trò chính là một phần quan trọng của nền tảng giá trị văn hóa dân tộc, thể hiện rõ về con người và hình ảnh của đất nước, là bộ phận di sản thế giới. Nên trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, những giá trị của di tích QGĐB cần phải được QLNN bằng hệ thống chính sách, pháp luật đúng đắn, thông suốt, phù hợp với thực tiễn để nhằm hạn chế những thách thức do hội nhập mang lại và tạo điều kiện thuận lợi, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bắt kịp với các quốc gia phát triển. Mục đích của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB là phát triển những khung pháp lý cơ bản và chung nhất cho việc bảo vệ những công trình kiến trúc lịch sử truyền thống đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, khôi phục di tích phải hài hoà giữa công trình kiến trúc mới và những yếu tố kiến trúc cũ. Việc bảo vệ và bảo tồn di tích QGĐB là hết sức cần thiết ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương. Để làm được như vậy, thứ nhất, cần phải đánh giá thực trạng và những mong muốn thông qua những cuộc điều tra toàn diện nhằm xem xét lại và cập nhật những lý thuyết cũng như phương pháp thi hành các điều khoản của pháp luật về di sản văn hóa; thứ hai, cần phải thay thế những mô hình tổ chức quản lý không hiệu quả và hoạt động hạn chế; thứ ba, cần phảibảo tồn những nét văn hóa riêng của vùng, kiến trúc truyền thống của mỗi địa phương, trong đó, đặt ra một số ưu tiên và thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.
Định hướng về cơ chế, chính sách quản lý di tích QGĐB phải được hoàn thiện trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo thực hiện các chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đồng thời bảo đảm tuân thủ những cam kết quốc tế. Thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật về di tích QGĐB quy định chưa
cụ thể, chưa chi tiết, quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB còn thiếu; tổ chức bộ máy quản lý chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý còn hạn chế về năng lực, trình độ. Vấn đề đặt ra là việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB sao cho phù hợp, hiệu quả để có thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Để có thể giải quyết những vấn đề đó cũng như thực hiện được những công việc đó đòi hỏi phải nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm và công nghệ quản lý của quốc tế.
Định hướng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH
Trong thời gian tới, cần phải tập trung vào những định hướng chính như sau:
Một là, cần thiết phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng, cụ thể về di tích QGĐB.
Hai là, thực hiện phân cấp, phân quyền cho các cơ quan QLNN về di
tích QGĐB đảm bảo các điều kiện thực thi; xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước các cấp trong hoạt động QLNN về di tích QGĐB.
Ba là, tổ chức bộ máy quản lý di tích QGĐB phù hợp đối với vùng ĐBSH, kèm theo cơ chế hoạt động đồng bộ, thống nhất và có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết QLNN trong vùng ĐBSH và các vùng lân cận khác.
Bốn là, Nhà nước tiếp tục tạo ra các điều kiện để xã hội đầu tư, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB từ các cá nhân và tổ chức kinh tế; đồng thời Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cụ thể như khuyến khích việc tham gia của toàn xã hội từ cấp chính quyền trung ương và địa phương cho đến các nhà nghiên cứu, giáo sư, nghệ sĩ và cộng đồng trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách, chiến lược đảm bảo cho chính sách đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, của từng người dân.
Mục tiêu dài hạn: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; phát triển các công trình văn hóa hiện đại, có ý nghĩa biểu tượng quốc gia, ý nghĩa chính trị, lịch sử, truyền thống văn hóa đặc sắc hướng tới mục tiêu chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mục tiêu ưu tiên: Nhà nước cần phải tập trung đầu tư để bảo tồn tổng thể di sản văn hóa, di tích QGĐB và một số di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu (nội dung này cũng được đề cập tại Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Văn hóa giai đoạn 2016-2020).