Về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia và tổ chức quốc tế, nhất là trong khu vực Asean và Châu Á để giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, chuyên môn với các chuyên gia quốc tế về di sản văn hóa, di sản thế giới. Thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế trong nước và ngoài nước, tăng cường hợp tác với chuyên gia quốc tế, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu khoa học, để bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB vùng ĐBSH. Hợp tác với các nước phát triển để đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoa học mới, ứng dụng công nghệ quản lý trong việc bảo tồn di tích QGĐB; Nâng cao năng lực tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực di sản văn hóa; tiếp tục đề nghị công nhận di sản thế giới đối với các di tích QGĐB nói chung và di tích QGĐB vùng ĐBSH nói riêng.
Kết luận chƣơng 4
Chương 4 luận án đưa ra quan điểm hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB phải dựa trên cơ sở các quan điểm sau:
Một là, QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH phải tuân theo các quan
điểm, mục tiêu chiến lược phát triển - xã hội của vùng ĐBSH. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB định hướng tương lai phải luôn dựa vào nguyên tắc phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đồng thời giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế du lịch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, giảm lãng phí, hiệu quả lâu dài. Bảo tồn và bảo vệ di tích là động lực cho sự phát triển, giữ lại được sự hấp dẫn của vùng, những nét văn hóa riêng biệt của các di tích, danh lam thắng cảnh; tất cả những di vật, hiện vật trong khu vực di tích QGĐB đều phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
Hai là, quan điểm QLNN về di tích QGĐB phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích, không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ gìn nguyên vẹn, không làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích QGĐB.
Ba là, di tích QGĐB phải được bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên nguyên tắc dựa vào cộng đồng, phát huy tính tự quản, tự giác và chủ động của cộng đồng, thông qua các tổ chức quần chúng tự nguyện để giữ gìn, bảo vệ di tích. Việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích QGĐB là hết sức cần thiết ở tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; định hướng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH trong giai đoạn tới cần phải tập trung vào những định hướng chính như sau:
Thứ nhất, cần thiết phải xây dựng và ban hành văn bản pháp luật cụ thể về di tích QGĐB;
Thứ hai, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan QLNN
các cấp đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực và tổ chức quản lý hiệu quả, phù hợp đối với các địa phương vùng ĐBSH;
Thứ ba, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cụ thể và tạo ra các điều kiện để khuyến khích xã hội đầu tư, hỗ trợ cho việc bảo tồn và huy giá trị các di tích QGĐB.
Trên cơ sở các quan điểm khoa học và định hướng, chương 4 của luận án đã tập trung làm rõ các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu, đó là: giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách theo hướng liên kết phát triển vùng; rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức; giải pháp về huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, và giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ mới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH có hiệu lực, hiệu quả.
KẾT LUẬN
Di tích QGĐB là báu vật của các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, là tài sản quý giá của quốc gia và nhân loại. Bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích QGĐB trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là sứ mệnh đặc biệt quan trọng trước hết thuộc về nhà nước, vai trò của cộng đồng nơi có di tích, vai trò của cả xã hội và nhân dân. Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho di tích QGĐB bị xuống cấp, bị hư hại nghiêm trọng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự khai thác di tích quá mức và thậm chí là sự phá hoại di tích của con người… Nhưng cũng có nguyên nhân quan trọng cần phải xem xét, nghiên cứu về tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN về di tích QGĐB nói chung và vùng ĐBSH nói riêng còn có những hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong phạm vi luận án, những kết quả nghiên cứu cơ bản thể hiện nội dung như sau:
Chương 1, luận án đã khái quát tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài, những công trình nghiên cứu khoa học quản lý về di sản văn hóa và QLNN về di tích QGĐB. Từ đó, luận án xác định những kết quả nghiên cứu mà luận án kế thừa, những phân tích, đánh giá hoạt động QLNN về di tích QGĐB, những công trình khoa học chưa giải quyết hoặc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Chương 2, luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi liên quan đến đề tài như: Làm rõ các khái niệm và thuật ngữ về “di sản văn hóa”, “di tích”, “di tích quốc gia đặc biệt”, “quản lý nhà nước về di sản văn hóa”, để tìm hiểu khái niệm QLNN về di tích QGĐB. Từ sự phân tích các khái niệm đó để rút ra định nghĩa khái niệm: "Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt”. Nêu vai trò, sự cần thiết QLNN về di tích QGĐB và nội dung QLNN về di tích QGĐB. Luận án cũng đã phân tích những yếu tố tác
động đến QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm quản lý di sản của một số quốc gia trên thế giới.
Chương 3, dưới góc độ thực tiễn, luận án đã phân tích, luận giải và làm rõ thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH với những vấn đề cụ thể như việc xây dựng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức; việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Luận án xem xét, phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
Chương 4, từ việc nêu và phân tích lý luận và đánh giá thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH, luận án đưa ra những quan điểm và định hướng hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH; từ những kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất tám giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH. Các giải pháp này đã thể hiện được toàn bộ những vấn đề cần xem xét và giải quyết trong hoạt động QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH trong thời gian tới.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI VIÊT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Quách Ngọc Dũng (2015), Quản lý nhà nước về văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 234 (7/2015), tr.49 - 53. 2. Quách Ngọc Dũng (2016), Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
quốc gia vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 241
(2/2016), tr.99 - 101.
3. Quách Ngọc Dũng (2017), Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt
vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 253
(2/2017), tr.89 - 92.
4. Quách Ngọc Dũng (2017), Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 256 (5/2017), tr.55 - 60.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, tái bản. NXB Thuận Hóa, Huế.
2. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam Văn hóa sử cương, tái bản. NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội;
3. Hà An, “Bộ Văn hóa “siết” quản lý di tích”, Báo mới điện tử, ngày 07/12/2013, trang tin toquoc.vn;
4. Hoàng Tuấn Anh, Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa hiện nay”, Trang tin tuyengiao.vn;
5. Đặng Văn Bài (2001), Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 4, tr.11 - 13;
6. Đặng Văn Bài (2006), Bảo vệ di sản văn hoá trong quy hoạch phát triển đô thị ở Việt Nam. NXB Thế giới, Hà Nội;
7. Đặng Văn Bài (2009), Phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 (32) tr. 85 - 92;
8. Đặng Văn Bài (2011), Di sản Văn hoá Việt Nam. Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội;
9. Đặng Văn Bài (2014), Bảo tồn di sản văn hoá gắn với phát triển bền vững nhìn từ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1(46), tr.8 - 11; 10. Đặng Văn Bài, Quản lý di sản văn hóa của Hà Nội – những vấn đề đặt
ra từ thực tiễn, http://quydisan.org.vn
11. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội. NXB Hà Nội;
12. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
13. Phan Thanh Bình (2012), Nhận thức mới về di sản văn hóa, www.vietnamnet.vn, ngày 19/6/2012;
14. Trương Quốc Bình (2008), Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa ở Việt Nam, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4, tr.9 -13;
15. Trương Quốc Bình (2009), Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa, Tạp chí Cộng sản, số 2, tr.72 - 76;
16. Trịnh Ngọc Chung (2015), Quản lý di sản thế giới ở Việt Nam qua trường hợp cố đô Huế và đô thị cổ Hội An, Luận án Tiến sĩ văn hoá học, Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội;
17. Trần Thị Kim Cúc (2014), Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;
18. Cục Di sản Văn hóa (2005), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 1, Cục Di sản văn hóa, Hà Nội;
19. Cục Di sản văn hóa (2008), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 4, NXB Thế giới, Hà Nội;
20. Cục Di sản văn hóa (2014), Văn bản quản lý nhà nước về Di sản văn hóa, Hà Nội;
21. Nguyễn Viết Cường (2014), Bảo tồn di tích trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Di sản Văn hoá số 2 (47) tr. 7 - 9, Hà Nội;
22. Nguyễn Viết Cường (2014), Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định quốc tế trong thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta”, Tạp chí Di sản văn hoá số 1 (46), Hà Nội;
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị TW 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
27. Nguyễn Khoa Điềm (1998), Về Hội nghị: Chính sách văn hóa vì sự phát triển, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6, tr. 3- 6, Hà Nội;
28. Phạm Duy Đức (2006), Những thách thức của văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội; 29. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn
2010 - 2020 xu hướng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 30. Nguyễn Văn Đức (2013), Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di
tích lịch sử văn hoá quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế.
31. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2011), Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 1, tr. 52 - 59; 32. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên) (2012), Quản lý văn
hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội;
33. Ngân Hà, Xử lý nghiêm vụ di tích quốc gia Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng, Báo Pháp luật điện tử, ngày 28/10/2015
34. Lê Hồng Hạnh (2008), Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát triển du lịch trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam;
35. Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội;
36. Phạm Thị Hảo (2014), Phát triển Văn hóa xây dựng nông thôn mới,
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội;
37. Học viện Hành chính quốc gia (2000), Một số thuật ngữ hành chính,
NXB Giáo dục, Hà Nội;
38. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình quản lý nhà nước về văn hóa, y tế, giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội;
39. Học viện Hành chính (2009), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội, tr. 239, 261; 40. Hội thảo quốc tế về Phố cổ Hội An (2006), NXB Thế giới, Hà Nội;
41. Hội thảo Quản lý Di sản văn hóa thế giới và phát triển du lịch (2008), do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Sở Văn hóa Thông tin Quảng và Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 23 - 24/3/2008 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam;
42. Hội thảo Tính liên ngành trong bảo tồn di tích (2010), do Viện Bảo tồn di tích tổ chức ngày 20/01/2010 tại Hà Nội;
43. Hội thảo 10 năm thực hiện Công ước UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể - những bài học, kinh nghiệm và định hướng tương lai
(2013), do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức ngày 23 - 24/6/2013 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam;
44. Tô Duy Hợp (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng
bằng sông Hồng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội;
45. Phạm Mai Hùng (2015), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2 (51), tr. 3 - 4, Hà Nội; 46. Nguyễn Quốc Hùng (2003), Tu bổ, tôn tạo di tích, lý luận và thực tiễn.
In trong cuốn "Một con đường tiếp cận di sản văn hóa", tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội;
47. Nguyễn Quốc Hùng (2004), Mô hình tổ chức quản lý các di sản thế giới mười năm nhìn lại. Tạp chí Di sản Văn hoá số 7, tr. 8 - 13, Hà Nội;