Qua nghiên cứu các công trình khoa học, bài viết có liên quan nêu trên, tác giả rút ra một số vấn đề như sau:
Nhóm công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích QGĐB đã đề cập đến:
- Khẳng định di sản văn hóa nói chung và di tích QGĐB nói riêng là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại;
- Di sản văn hóa trong đó có di tích QGĐB phải được bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị phục vụ cho sự phát triển bền vững của quốc gia;
- Cần thiết phải có một mô hình quản lý tốt hơn, phù hợp hơn với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan này;
- Kinh nghiệm của quốc tế về quản lý và huy động các nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và huy giá trị các di sản văn hóa;
- Trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB thuộc các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư.
Nhóm công trình nghiên cứu QLNN về di sản văn hóa và di tích QGĐB
đề cập đến những vấn đề cụ thể:
- Nền tảng lý luận về QLNN nói chung và QLNN về di sản văn hóa trong đó có di tích QGĐB;
- Hướng dẫn, quy định pháp luật về bảo tồn di tích; các cơ quan quản lý phải giám sát chặt chẽ quá trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức bộ máy quản lý di tích chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương; việc thống nhất quản lý và phân cấp quản lý giữa Bộ quản lý ngành và quản lý trên địa bàn của địa phương chưa chặt chẽ còn bất cập;
- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước chưa thực sự rõ ràng, còn chồng chéo;
- Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, nguồn lực hạn chế, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu quản lý;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích và ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm;
- Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị trong xu thế hội nhập quốc tế, kinh nghiệm quản lý di tích ở Châu Á (đặc biệt là mô hình của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái lan, Trung Quốc);
- Những hạn chế, yếu kém và những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN về di sản văn hóa nói chung và về di tích QGĐB nói riêng.