Ngân sách cấp Huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp Huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện đƣợc hình thành từ các nguồn thu để đảm bảo các khoản chi của Huyện. Vì vậy ngân sách Huyện nhất thiết phải đƣợc quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ quy định của Nhà nƣớc. Để thực hiện tốt vấn đề này, cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện thu, chi ngân sách cấp Quận, Huyện.
Công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN cấp Huyện nói riêng phải đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất, Quản lý NSNN cấp Huyện phải đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, liên tục và toàn diện, từ khâu lập dự toán, chấp hành đến quyết toán ngân sách. Việc lập dự toán ngân sách phải thể hiện đầy đủ các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính quốc gia nhƣ: Cơ cấu động viên các nguồn thu, bố trí các nội dung chi. Tổ
chức thực hiện tốt dự toán đã đƣợc phê duyệt. Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi ngân sách huyện, các báo cáo quyết toán. Trong năm ngân sách, phải quản lý tốt đồng thời cả ba khâu: chấp hành ngân sách của chu trình hiện tại, quyết toán ngân sách của chu trình trƣớc, lập dự toán ngân sách cho chu trình tiếp theo và cứ lặp đi, lặp lại nhƣ vậy.
Thứ hai, Quản lý ngân sách Huyện phải đƣợc quản lỷ thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
Thứ ba, Quản lý ngân sách huyện phải tuân theo pháp luật. Phải thu đúng, thu đủ; chi ngân sách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định của Nhà nƣớc. Mọi khoản thu, chi NSNN phải đƣợc hoạch toán đầy đủ vào NSNN qua kho bạc Nhà nƣớc.
Thứ tư, Giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích: Lợi ích Nhà nƣớc, lợi Ích nhân dân theo hƣớng chú trọng lợi ích nhân dân trên cơ sở đáp ứng mục tiêu của Nhà nƣớc.
Thứ năm, Giải quyết tốt mối quan hệ trƣớc mắt và lâu dài theo hƣớng có sự chuẩn bị nguồn tài chính lâu dài, xây dựng và nuôi dƣỡng nguồn thu lâu dài để có cơ sở bảo đảm phát triển vững chắc phù hợp với xu thế vận động của nền kinh tế - xã hội trên cơ sở không ngừng đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Quản lý ngân sách huyện phải bảo đảm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rút ngắn dần khoảng cạch giữa thành thị nông thôn, giữa, miền xuôi và miền ngƣợc, giành tỷ lệ thỏa đáng cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm nguồn tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của chính quyền cấp Huyện và cấp Xã trong từng thời kỳ; bảo đảm cân đối tích cực trên cơ sở nguồn thu đƣợc phân cấp, không đƣợc bội chi.
Với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế hiện nay, NSNN giữ vai trò trọng yếu trong, phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Huyện giữ vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới tại địa phƣơng, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển chung của các tỉnh, thành phố và sự phát triển của đất nƣớc. Ngân sách huyện đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của bộ máy chính quyền cơ sở, giúp hoàn thành chức năng quản lý ngân sách và chính sách chế độ.