Mục đích chấp hành dự toán chi là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí cửa NSNN cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội đã đƣợc hoạch định trong năm kế hoạch. Trên cơ sở dự toán chi cả năm đƣợc duyệt và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi quý (có chia ra tháng), chi tiết theo các mục chi của mục lục NSNN gửi phòng Tài chính Huyện trƣớc ngày 10 của tháng cuối quý. Phòng Tài chính căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi trong quý lập dự toán điều hành ngân sách quý, báo cáo UBND Huyện. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách năm đƣợc giao, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Phòng Tài chính tiến hành phân bổ ngân sách theo nguyên tắc phân bổ trực tiếp đến các đơn vị sử dụng ngân sách và thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nƣớc cho ngƣời hƣởng lƣơng, ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ và ngƣời nhận thầu. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, việc chấp hành dự toán chi ngân sách huyện thực hiện trên nguyên tắc:
Thứ nhất: thực hiện phân bổ dự toản trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn;
Thứ hai: đảm bảo phân bổ dự toán theo đúng kế hoạch đƣợc duyệt. Cần quy định rõ chế độ lập, duyệt kế hoạch cấp phát sao cho đơn giản, khoa học, dễ thực hiện, dễ kiểm tra nhƣng đúng chính sách, đúng chế độ;
Thứ ba: triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán, chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi;
Thứ tư: thƣờng xuyên đổi mới phƣờng thức cấp phát vốn NSNN theo hƣớng nhanh gọn, ít đầu mối, dễ kiểm tra;
Chi NSNN chỉ đƣợc thực hiện khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán NSNN đƣợc giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Cấp có thẩm quyền quy định; đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi; ttƣờng hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc phải thực hiện theo Luật đấu thầu. Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay đổi về nguồn thu và nhiệm vụ chi thực hiện nhƣ
sau: số tăng thu và số tiết kiệm chi so với dự toán đƣợc giao đƣợc sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tƣ phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách. Nếu giảm thu so với dự toán đƣợc duyệt thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tƣơng ứng. Khi phát sinh các công việc đột xuất nhƣ: Ghi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về Quốc phòng, An ninh và các nhiệm vụ chi cấp bách, đột xuất khác thì đƣợc phép sử dụng dự phòng ngân sách để chi trả.
Trong các trƣờng hợp: thu ngân sách hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán đã đƣợc Quốc hội, HĐND các cấp quyết định hoặc khi thực hiện các nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng; nhiệm vụ quan trọng về Quốc phòng, An ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng ngân sách mà chƣa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi thì sử dụng Quỹ dự trữ tài chính. Tổng mức chi từ Quỹ dự trữ tài chính (không kể tạm ứng) cả năm không vƣợt quá 30% số dƣ của quỹ tại thời điểm bắt đầu năm ngân sách. Quỹ dự trữ tài chính đƣợc sử dụng để tạm ứng cho các nhu cầu chi khi nguồn thu chƣa tập trung kịp và phải hoàn trả trong năm ngân sách, trừ các trƣờng hợp đặc biệt (Ngân sách cấp Tỉnh đƣợc tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ƣơng nếu đã sử dụng hết Quỹ dự trữ của Tỉnh. Ngân sách cấp Huyện và cấp Xã đƣợc tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh). Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính cửa Trung ƣơng; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh. Việc trích lập Quỹ dự trữ tài chính đƣợc thực hiện dần từng năm; mức khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tƣơng ứng; Trƣờng hợp số thu, chi có biến động lớn so với dự toán cần điều chỉnh tổng thể thì Chính phủ phải trình Quốc hội, UBNĐ trình HĐND cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách.