Quyết toán chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nhà bè, tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 69 - 78)

II. CHI CHUYỂN NGUỒN THU ĐỂ

2.2.6. Quyết toán chi NSNN

Công tác điều hành chi ngân sách Huyện đã thực hiện đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nƣớc, các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ xây dựng theo kế hoạch và chi đột xuất phát sinh đều đƣợc UBND Huyện phê duyệt. Do vậy đã thực hiện kịp thời các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế trên địa bàn.

Bảng 2.5 Kết quả quyết toán chi ngân sách giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) I. CHI CÂN ĐỐI NGÂN

SÁCH 455,022 96 506,170 96 553,909 99 606,767 99 518,576 99

1. Chi đầu tƣ phát triển 181,674 38 172,803 33 240,280 43 217,480 36 110,964 21 2. Chi thƣờng xuyên 247,691 52 264,834 50 298,049 53 337,352 55 354,453 68

- Chi quốc phòng 5,721 1 6,483 1 7,210 1 7,821 1 9,258 2

- Chi an ninh 8,443 2 6,879 1 4,921 1 5,013 1 5,505 1

- Chi sự nghiệp, giáo dục

và đào tạo dạy nghề 97,921 21 102,221 19 130,337 23 143,542 24 152,042 29 - Chi sự nghiệp y tế 20,812 4 25,950 5 27,169 5 32,668 5 28,231 5 - Chi chƣơng trình mục

tiêu quốc gia 799 0 773 0 733 0 0 - 1,391 0

- Chi sự nghiệp khoa học

- Chi sự nghiệp Văn hóa

thể dục ,thể thao 5,255 1 5,293 1 6,307 1 7,787 1 7,810 1

- Chi sự nghiệp xã hội 10,959 2 11,247 2 17,557 3 23,475 4 31,455 6 - Chi sự nghiệp kinh tế 30,049 6 28,929 6 22,982 4 29,400 5 29,373 6 - Chi quản lý Nhà nƣớc,

Đảng, đoàn thể 65,936 14 75,886 14 79,081 14 84,700 14 85,390 16 - Chi khác ngân sách 1,796 0 1,173 0 1,752 0 2,876 0 3,998 1

3. Dự phòng phí 0 - 0 - 0 - 0 - 0 -

4. Chi chuyển nguồn năm

sau 25,657 5 68,533 13 15,580 3 51,935 9 53,159 10

II. CHI CHUYỂN NGUỒN THU ĐỂ LẠI NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ QUA NĂM

18,536 4 19,645 4 4,544 1 3,556 1 3,711 1

Qua bảng kết quả thực hiện ta thấy các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ chi đều tăng qua các năm đều đó phù hợp với nhiệm vụ chi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng. Những chỉ tiêu tăng chi có thể coi là thành quả đạt đƣợc nhƣ :

* Chi đầu tư phát triển

Công tác quản lý chi XDCB trong những năm qua đã đáp ứng đƣợc nhu cầu rất lớn của địa phƣơng. Hàng năm Huyện đều đƣa nhiệm vụ chi đầu tƣ XDCB các công trình trọng điểm vào Nghị Quyết, từng bƣớc xây dựng sửa chữa lớn các trụ sở làm việc, trƣờng học, Bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế, nhà văn hóa, đƣờng nội bộ...

Để nắm rõ hơn về chi đầu tƣ phát triển của Huyện ta đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện nhƣ sau:

Bảng 2.6: Kết quả chi đầu tƣ phát triển ngân sách địa phƣơng qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm

2012 Năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chi cân đối NSĐP 455.022 506.170 553.909 606.767 518.576 Dự toán TP phân

cấp 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000

Dự toán Huyện giao 182.000 175.000 166.885 220.000 120.000 Giá trị quyết toán 181.674 172.803 240.280 217.480 110.964 Tỷ lệ thực hiện so với thành phố giao 1.211,16 % 1.152,02 % 784,60% 492,42% 475,78% Tỷ lệ thực hiện so

với Huyện giao 99,82% 98,74% 144% 98,85% 92,47% Tỷ trọng chi ĐT

trong tổng chi cân đối NS (thực hiện)

38% 33% 43% 36% 21%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND Huyện)

Qua biểu số liệu ta thấy huyện Nhà Bè đã sử dụng ngân sách Huyện cho đầu tƣ phát triển rất lớn so với chỉ tiêu thành phố giao thể hiện ở giao dự toán chi ngân sách

hàng năm. Mặc dù nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Huyện có giảm ở các năm nhƣng vẫn là con số tăng rất lớn so với nguồn vốn phân cấp của thành phố giao thời kỳ ổn định là 15 tỷ. Tuy nhiên, tỷ trọng chi đầu tƣ trong tổng chi ngân sách chỉ chiếm từ 21 % đến 43%.

Về tỷ lệ giải ngân chƣa đạt dự toán Huyện giao do các dự án khi thực hiện quyết toán thì giá trị thanh toán giảm so với dự toán đƣợc duyệt và một số dự án đƣợc bố trí vốn nhƣng tiến độ triển khai còn chậm nhƣ dự án đặc biệt là một số công trình giao thông nông thôn.

Quy mô chi đầu tƣ xây dựng cơ bản năm sau giảm hơn năm trƣớc do nguồn thƣởng vƣợt thu từ tiền sử dụng đất qua các năm giảm dẫn đến không có nguồn để bố trí vốn vì trong cơ cấu nguồn của vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thì nguồn thƣởng vƣợt thu từ tiền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng, chiếm từ 70% đến 80% tổng nguồn vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ bản.

Mặc khác, Trong giai đoạn (2011-2016) là giai đoạn 1 Nhà Bè thực hiện chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định 800 của Thủ tƣớng chính phủ. Năm 2012 Nhà Bè bắt đầu thực hiện tập trung giải ngân các công trình đầu tƣ xây dựng Nông thôn mới. Qua các năm 2012-2013-2014 2015- 2016 các công trình đã hoàn chỉnh dần dần và làm thủ tục quyết toán công trình nên tỷ lệ giải ngân mỗi năm giảm xuống. Đồng thời các dự án XDCB đã hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tƣ, đã bố trí kế hoạch vốn nhƣng không thực hiện đƣợc trong năm vì vƣớng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân của các dự án.

* Chi thường xuyên

Chi thƣờng xuyên chiếm bình quân 56% tổng chi ngân sách địa phƣơng có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Kết quả quyết toán chi thƣờng xuyên từ năm 2012 đến năm 2016 nhƣ sau:

Bảng 2.7: Kết quả chi thường xuyên ngân sách địa phương qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (1) (2) (3) (4) (5) Dự toán thành phố giao 228,634 282,037 472,613 322,992 369,621

Dự toán Huyện giao

223,477 276,880 299,861 326,521 362,471 Số quyết toán 247,691 264,834 298,049 337,352 354,453 Tỷ lệ thực hiện so với thành phố giao 108.34 93.90 63.06 104.45 95.90 Tỷ lệ thực hiện so với Huyện giao 110.84 95.65 99.40 103.32 97.79

Tỷ lệ thực hiện năm sau

so với năm trƣớc 106.92 112.54 113.19 105.07

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND huyện Nhà Bè )

Lĩnh vực chi này bao gồm các khoản chi mang tính chất thƣờng xuyên gắn liền với thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền. Trong đó:

* Chi sự nghiệp giáo dục

Luôn là khoản chi đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong chi ngân sách Nhà nƣớc xuất phát từ vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Phân cấp cho Huyện là giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, các trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề, Trƣờng bồi dƣỡng giáo dục. Tỷ lệ chi cho giáo dục-Đào tạo trên địa bàn huyện Nhà Bè tƣơng đối lớn trong tổng chi thƣờng xuyên chiếm khoảng 41% chi thƣờng xuyên.

* Chi quản lý hành chính

Là khoản chi trực tiếp cho hoạt động của hệ thống chính trị gồm Đảng, Bộ máy Nhà nƣớc và các tổ chức đoàn thể. Đây là khoản chi lớn thứ hai trong khoảng chi thƣờng xuyên, là nội dung chi quan trọng không thể thiếu đƣợc trong nhiệm vụ chi ngân sách, nó duy trì sự hoạt động thƣờng xuyên của bộ máy và thực hiện chức năng của chính quyền huyện Nhà Bè. Với mức chi chiếm tỷ trọng 26% lớn trong tổng chi

thƣờng xuyên ngân sách Huyện nên Huyện đã đáp ứng đƣợc nguồn kinh phí đảm bảo cho bộ máy chính quyền Huyện hoạt động có hiệu quả. Nó đảm bảo cho sự hoạt động của cấp chính quyền thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo luật định.

* Sự nghiệp kinh tế

Chiếm bình quân 9% tổng chi thƣờng xuyên. Nội dung chủ yếu là chi sự nghiệp công cộng, chi duy tu dặm vá đƣờng giao thông, khai thông kênh rạch, xây dựng sửa chữa các cống xã... Đây là khoản chi mang lại hiệu quả kinh tế đóng góp rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế của nhân dân địa phƣơng, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách Huyện.

* Chi sự nghiệp y tế

Những năm qua Huyện đều bố trí dự toán tăng đều qua các năm để thực hiện nhu cầu mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động khám chữa bệnh hoạt động tốt nhất, thƣờng xuyên hỗ trợ triển khai thực hiện các chƣơng trình y tế.

* Chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao

Kết quả chi ngân sách Huyện cho lĩnh vực này đã đáp ứng đƣợc cơ bản hoạt động tại địa phƣơng, tạo sự chuyển biến về công tác văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân.

* Chi trợ cấp, đảm bảo xã hội

Đây là khoản chi nhằm giải quyết các vấn đề mang tính xã hội phát sinh trên địa bàn Huyện nhƣ: chi trợ cấp Tết, chi trợ cấp cho ngƣời già, trẻ mô côi, những ngƣời có hoàn cánh khó khăn, những ngƣời có công....và các khoản trợ cấp khác. Có thể nói chi đảm bảo xã hội là mục chi không chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, xã hội. Điều đó hợp lý vì xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng đƣợc cải thiện thì mức chi trợ cấp cho các gia đình đối tƣợng chính sách cũng phải tăng. Bên cạnh đó kéo theo các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, do đó chi phí cho phòng, chống tệ nạn xã hội ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu tỷ trọng khoản chi này tiếp tục tăng với tốc độ nhanh thì sẽ là gánh nặng cho chi ngân sách Huyện bởi chi ngân sách Huyện còn dùng để đầu tƣ cho các khoản chi khác cũng rất cần thiết.

* Chi An ninh, Quốc phòng

Củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội ở địa bàn là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảo bảo sự ổn định tình hình góp phần để xây dựng kinh tế xã hội,

đồng thời thực hiện tốt công tác xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân và phong trào an ninh nhân dân. Nội dung chủ yếu là công tác tuyển quân, công tác huấn luyện quân sự, tập huấn cho lực lƣợng dân quân tự vệ, phục vụ cho hoạt động giự gìn trật tự an ninh của xã hội.

* Chi khác ngân sách

Là khoản chi rất cần thiết, đây là khoản chi dùng để hỗ trợ cho một số tổ chức ở địa phƣơng, chi hỗ trợ giáo dục, chi công tác môi trƣờng, điện, nƣớc, báo...Khoản chi này mặc dù không lớn nhƣng là một khoản chi không ổn định và khó quản lý nhất trong tất cả các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách Huyện. Bởi lẽ, khoản chi này không đƣợc quy định một cách chi tiết, cụ thể trong dự toán nên không có cơ sở để kiểm tra, giám sát việc cấp phát và sử dụng.

Do tính đa dạng của các đối tƣợng chi và một phần phụ thuộc vào ý chủ quan, trình độ của cán bộ quản lý ngân sách Huyện nên việc quản lý khoản chi thƣờng xuyên Huyện vẫn còn một số hạn chế nhƣ: chƣa đảm bảo tính kịp thời của các khoản chi, việc bố trí cơ cấu các khoản chi trong chi thƣờng xuyên vẫn chƣa thật hợp lý nhƣ ngân sách dành cho hoạt động mang tính chất không thƣờng xuyên của khối Quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể vẫn còn chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn. Nói chung, đa phần đã có các tiêu chuẩn, định mức, chế độ cụ thể cho từng khoản chi nên phần nào Huyện đã quản lý đƣợc các khoản chi cho quản lý Nhà nƣớc khác chặt chẽ.

* Chi chuyển nguồn

Một số nhiệm vụ của năm báo cáo chƣa hoàn thành thì có thể đƣợc chuyển nguồn sang năm sau sử dụng tiếp theo quy định. Nội dung chi chuyển nguồn chủ yếu là chi thƣờng xuyên để phục vụ cho công tác cải cách tiền lƣơng. Việc thực hiện chuyển nguồn có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Chi chuyển nguồn phát sinh từ 2 lý do chính.

Lý do thứ nhất là ngân sách bố trí nhiệm vụ chi nhƣng trong năm chƣa thực hiện chi.

Bảng 2.7 : Kết quả chi chuyển nguồn ngân sách địa phương qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng cộng 25,657 68,533 15,580 51,935 53,159

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND huyện Nhà Bè)

* Chi từ nguồn thu được để lại

Đây là mục chi đƣợc cho là giúp giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Huyện. Hàng năm, các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc phép để lại một phần kinh phí thu đƣợc của đơn vị mình dùng cho chi hoạt động của đơn vị. Số kinh phí này đƣợc thực hiện ghi thu, ghi chi đúng quy định. Trong số kinh đƣợc để lại sử dụng, đơn vị phải dành 40% số kinh phí đƣợc để lại dùng làm nguồn chi cải cách tiền lƣơng của đơn vị. Riêng ngành y tế là 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tƣ thay thế, vật tƣ tiêu hao. Kinh phí chi trả phụ cấp thƣờng trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Số thu đƣợc để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp không đƣợc trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trƣờng hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nƣớc và đã đƣợc ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo chi phí cho hoạt động thu nhƣ: số thu học phí để lại cho trƣờng công lập; số thu dịch vụ khám, chữa bệnh để lại cho bệnh viện công lập sau khi trừ chi phí thuốc, máu dịch truyền, hóa chất, vật tƣ thay thế, vật tƣ tiêu hao,.. Số thu đƣợc để lại theo chế độ đƣợc trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trƣờng hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nƣớc, nhƣng chƣa đƣợc ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo chi phí hoạt động thu.

Thực hiện chi từ nguồn thu đƣợc để lại để chí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp tƣơng đối ổn định, số thực hiện qua các năm đều vƣợt dự toán của Thành phố cũng nhƣ Huyện giao. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.8: Kết quả chi từ nguồn thu được để lại ngân sách địa phương qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm

2012 Năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dự toán thành phố giao 5.779 5.473 8.419 6.966 7.486

Dự toán Huyện giao 5.779 5.473 8.419 6.966 7.486 Số quyết toán 18.536 19.645 4.544 3.556 3.711

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND Huyện)

Tóm lại cơ chế điều hành ngân sách Nhà nƣớc của huyện Nhà Bè trong giai đoạn 2012-2016 có nhiều chuyển biến tích cực, ƣu tiên cho chi đầu tƣ phát triển, tập trung mạnh cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện, tăng chi đầu tƣ cho giáo dục, y tế, văn hoá, phát triển kinh tế, xã hội.

Trƣớc yêu cầu đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế - xã hội; quản lý ngân sách Huyện không ngừng hoàn thiện và đổi mới, trong đó công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Huyện là nội dung cần đặc biệt coi trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nhà bè, tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 69 - 78)