Quyết toán ngân sách huyện là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đó là việc tổng hợp lại quá trình thực hiện dự toán chi ngân sách khi năm ngân sách kết thúc nhằm đánh giá kết quả toàn bộ hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra ƣu, nhƣợc điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN trong những chu trình ngân sách tiếp theo.
Ngoài ra công tác quyết toán còn giúp UBND huyện đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
* Lập báo cáo quyết toán năm cần tôn trọng các nguyên tắc, quy định sau
- Thứ nhất: Về số liệu phải chính xác, trung thực, đầy đủ.
- Thứ hai: Về nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng mục lục NSNN. Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng không đƣợc quyết toán chi lớn hơn thu.
- Thứ ba: Về trách nhiệm Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán, chịu trách - nhiệm về những khoản thu chi sai chế độ.
Lập quyết toán ngân sách thƣờng đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dƣới lên, phƣơng pháp này cho phép công tác lập quyết toán ngân sách đƣợc thực hiện toàn diện, đầy đủ, chính xác, khách quan và phản ánh trung thực tình hình hoạt động thu chi ngân sách cấp Huyện.
Về xét duyệt quyết toán ngân sách Huyện, phòng Tài chính có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc ngân sách Huyện. Sau đó tổng hợp thành báo cáo thu, chi ngân sách trên địa bàn để gửi HĐND và UBND Huyện đồng thời gửi Sở Tài chính.
Trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán chi ngân sách phải đảm bảo yêu cầu các khoản chi không đúng với quy định của pháp luật phải đƣợc thu hồi về cho ngân sách.