Ngân sách Nhà nƣớc là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng nhƣ các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tƣơng ứng, cụ thể:
Về kinh tế: Kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngƣợc lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tƣ phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trƣởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
- Về mặt xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị xã hội cũng hình thành nên môi trƣờng và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
- Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng nhƣ thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Ở Việt Nam trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, Chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phƣơng hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vƣợt bậc. Nhƣ vậy, khả năng tích luỹ từ sự phát triển nền kinh tế - xã hội cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến chi ngân sách Nhà nƣớc.
- Tổ chức bộ máy và vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn huyện, nó quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phƣơng. Sự mở rộng hay thu hẹp bộ máy quản lý của chính quyền trong nền kinh tế xã hội nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới chi tiêu NSNN của Huyện. Khi kinh tế xã hội của Huyện phát triển, công nghiệp hoá không ngừng gia tăng thì hệ thống các mối quan hệ xã hội,
thƣơng mại, pháp lý cần phải đƣợc củng cố, hoàn thiện. Chính quyền cần phải có vị thế mạnh hơn để thiết lập, vận hành và quản lý nền kinh tế - xã hội theo đúng định hƣớng quy hoạch của địa phƣơng, do đó dẫn đến sự tăng nhanh chi tiêu của ngân sách Nhà nƣớc.