Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nhà bè, tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 83 - 87)

II. CHI CHUYỂN NGUỒN THU ĐỂ

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới những biến động của nền KT-XH trong thời gian qua đã làm cho việc quản lý thu, chi NSNN nói chung, quản lý thu, chi ngân sách cấp Huyện nói riêng phải thay đổi theo cho phù hợp. Thực tế, việc thay đổi

này cần có một thời gian nhất định mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, vì vậy đã đƣa đến những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách cấp Huyện nói chung, quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Nhà Bè nói riêng.

Thứ nhất, Hệ thống NSNN ở nƣớc ta hiện nay mang tính chất lồng ghép điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình cân đối ngân sách cấp Huyện nói chung và trên địa bàn huyện Nhà Bè nói riêng. Hệ thống NSNN của Việt Nam có một đặc điểm khác biệt so với một số nƣớc trên thế giới đó chính là tính “lồng ghép”: NSNN ở nƣớc ta bao gồm NSTW và NSĐP, cả 4 cấp ngân sách hợp lại thành hệ thống NSNN, theo đó ngân sách cấp dƣới là một bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên và ngân sách cấp trên không chỉ bao gồm cả ngân sách cấp mình mà còn gồm cả ngân sách cấp dƣới. Từ đó ngân sách cấp Xã đƣợc “lồng” vào ngân sách cấp Huyện, ngân sách cấp Huyện đƣợc “lồng” vào ngân sách cấp Tỉnh, ngân sách cấp Tỉnh đƣợc “lồng” vào ngân sách Nhà nƣớc. Tính lồng ghép này đã tạo điều kiện quản lý ngân sách tập trung của cấp trên đối với cấp dƣới, nhƣng cũng chính tính chất này đã làm hạn chế tính độc lập của ngân sách cấp dƣới và đặc biệt tạo sự phức tạp trong quản lý ngân sách, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách không đƣợc phân định rõ ràng. Ngân sách cấp dƣới vừa phải phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, vừa không chịu trách nhiệm đến mức cuối cùng với các hoạt động của mình trong hệ thống ngân sách lồng ghép, hơn nữa ngân sách cấp trên cũng không thể quản lý đƣợc chặt chẽ ngân sách cấp dƣới.

Mặt khác, thực tế cho thấy do tính lồng ghép của hế thống NSNN mà có nhiều chỉ tiêu thu, chi của ngân sách cấp dƣới do cấp trên ấn định, vì vậy đã không khuyến khích cấp dƣới tự cân đối thu, chi hay lập dự toán ngân sách tích cực mà ngƣợc lại thƣờng có xu hƣớng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để đƣợc nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên nhiều hơn.

Quy trình ngân sách với tính lồng ghép lớn cùng với thời gian tƣơng đối ngắn đã làm cho công tác lập dự toán ở cấp dƣới còn mang tính hình thức, bị động. Lập dự toán và quyết toán ngân sách đòi hỏi cấp dƣới phải trình lên cấp trên, cấp trên tổng hợp dự toán và quyết toán của cấp dƣới trong khoảng thời gian ngắn, vì vậy yêu cầu này trên thực tế hầu nhƣ chƣa thực hiện tốt.

Thứ hai, Tƣơng quan giữa nguồn thu đƣợc giữ lại và nhiệm vụ chi của chính quyền cấp Huyện chƣa tƣơng xứng. Ngân sách cấp Huyện còn phụ thuộc khá nhiều vào ngân sách cấp trên, thực tế trên địa bàn huyện Nhà Bè trong những năm qua cho

thấy nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là một trong những nguồn thu chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng số nguồn thu tại địa phƣơng. Sự phân cấp nhiệm vụ và nguồn lực chƣa phù hợp đã làm cho chất lƣợng dịch vụ công không đáp ứng yêu cầu đặt ra. Khi nguồn kinh phí không đƣợc đáp ứng đầy đủ thì trƣớc hết chính quyền cấp Huyện sẽ tập trung chi cho các hoạt động quản lý bộ máy, còn phần thiếu hụt sẽ rơi vào khoản chi về dịch vụ công phục vụ cho lợi ích công ích.

Thứ ba, Phân cấp thu, chi chƣa sát với tình hình cụ thể của các Xã, Thị trấn, quận huyện. Ranh giới nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền trên thực tế chƣa có cơ sở khoa học để xác định một cách rõ ràng, luật NSNN khi phân cấp nhiệm vụ chi địa phƣơng phải thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chi giống nhƣ của trung ƣơng chỉ có sự khác biệt duy nhất là do địa phƣơng quản lý. Trong điều kiện ngân sách cấp Huyện không nhiều và không có kết dƣ ngân sách thì việc phân cấp không rõ sẽ dẫn đến tình trạng một số nhiệm vụ chi không đƣợc thực hiện vì không đủ nguồn kinh phí.

Thứ tư, Hệ thống định mức chi tiêu ngân sách hiện nay còn lạc hậu, không phù hợp với thực tế, chậm sửa đổi. Vì vậy, dẫn đến tình trạng các cơ quan đơn vị không thể sử dụng các định mức này để chi tiêu, nhƣng trong quyết toán lại phải ghi cho phù hợp với quy định đề ra, nên trên thực tế tồn tại việc các cơ quan, đơn vị cá nhân sử dụng kinh phí luôn “khai man” thiếu sự trung thực và vi phạm pháp luật, hoạt động kiểm tra, giám sát trong trƣờng hợp chứng từ vẫn luôn hợp lệ nhƣ vậy đã trở thành vô hiệu.

Thứ năm, Giữa định mức chi tiêu và định mức phân bổ ngân sách chƣa có mối liên hệ chặt chẽ, việc ban hành định mức chi tiêu chủ yếu hƣớng vào việc kiểm soát chi tiêu thông qua các đầu vào, điều này khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách tìm mọi cách tăng số lƣợng đầu vào mà ít quan tâm đến đầu ra, không có sự ràng buộc giữa việc sử dụng ngân sách và hiệu quả chi tiêu. Trong quá trình thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách về định mức này còn một số hạn chế nhƣ các định mức phân bổ còn thiếu sự linh hoạt và chƣa thích ứng với biến động của giá cả thị trƣờng, vì vậy nguồn lực tài chính phân bổ không phù hợp với yêu cầu thực tế. Phần lớn các định mức này đƣợc sử dụng cho mục đích lập dự toán ngân sách, còn việc phân bổ vẫn phụ thuộc khá nhiều vào sự thƣơng lƣợng.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận nền tảng đã xây dựng ở chƣơng 1, chƣơng 2 đã đi sâu phân tích thực trạng về quản lý chi ngân sách trên địa bàn Huyện Nhà Bè, TP. HCM, theo đó, luận văn đã:

Thứ nhất, nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhà Bè ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách địa phƣơng.

Thứ hai, Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2012 - 2016 gồm những nội dung sau: Tổ chức hệ thống bộ máy quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Nhà Bè, công tác lập và thực hiện dự toán chi NSNN, chấp hành dự toán chi NSNN, quyết toán chi NSNN, công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

Thứ ba, Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Nhà Bè: Những kết quả đạt đƣợc, một số hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Những nội dung phân tích trên là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn Huyện Nhà Bè ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nhà bè, tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 83 - 87)