Tiếp tục đổi mới, da dạng cả về nội dung, hình thức, phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 102)

pháp phổ biến, giáo dục pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng và thường xuyên nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách cho toàn thể người dân. Để những kiến thức về pháp luật vốn khô khan trở nên gần gũi hơn với nông dân thì đòi hỏi phải đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục theo hướng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, qua đó tạo chuyển biến tích cực trong ngăn chặn làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Để đạt được hiệu quả trong tổ chức PBGDPL cho nông dân thì nội dung, hình thức tổ chức PBGDPL rất quan trọng. Nông dân có những đặc thù riêng như về trình độ, giờ giấc làm việc, đời sống, tâm lý, v.v không giống với các đối tượng khác nhưng họ vẫn có những điểm chung của nông dân. Vì vậy, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức PBGDPL cho nông dân phải dựa trên nghiên cứu, tìm hiểu thực tế để có những thay đổi phù hợp. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức PBGDPL cho nông dân cần thực hiện một số giải pháp sau:

3.1.3.1. Xác định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nhóm đối tượng đặc thù là nông dân trong xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân

Trong xây dựng các chương trình, kế hoạch PBGDPL cho nông dân cần lựa chọn nội dung ngắn gọn để thời gian tuyên truyền không quá dài; tránh dùng quá nhiều từ chuyên môn sâu; lựa chọn thời gian tuyên truyền cần tránh thời gian vào vụ mùa.

Nội dung PBGDPL cho nông dân ngoài các luật mới ban hành nên tập trung vào các lĩnh vực cần phổ biến như Luật Lao động; các quyền, nghĩa vụ trong của người dân; các luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; các luật về

hôn nhân gia đình, các quy định về Luật Đất đai, về chăn nuôi, thú y, về lâm nghiệp, về tài nguyên, về kiểm định thực vật; Luật Dân sự, v.v. Nội dung PBGDPL phải căn cứ theo tình hình thực tế, những nội dung luật nào nông dân thường cần thiết, có ảnh hưởng nhiều trong đời sống của người nông dân thì đặt lên thứ tự ưu tiên. Tuy vậy, việc học tập, hiểu biết pháp luật là không giới hạn. Việc PBGDPL cần phải được thực hiện lâu dài và thường xuyên với nội dung phong phú để cho nông dân hiểu và nắm bắt pháp luật nhiều hơn.

3.1.3.2. Áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả các hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân

Nội dung PBGDPL dù được xây dựng tốt, phù hợp cũng không thể tự thân đi vào nhận thức của đối tượng giáo dục pháp luật mà cần phải thông qua các kênh truyền tải thông tin. Nông dân thường ít khi tìm hiểu, học tập pháp luật nên phải áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức PBGDPL phù hợp và định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả của các hình thức này để có sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp. Do vậy, cần lưu ý một số vấn đề sau trong tổ chức PBGDPL cho nông dân:

Thứ nhất, PBGDPL trực tiếp thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn là hình thức tuyên truyền linh hoạt, có nhiều ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào với số lượng người nghe không hạn chế.

Để thực hiện tốt hoạt động PBGDPL trực tiếp, báo cáo viên phải chuẩn bị tài liệu, làm đề cương, viết bài cẩn thận. Trong quá trình xây dựng bài giảng, bài thuyết trình cần lựa chọn ngôn ngữ, văn phong phù hợp tạo sự sinh động, phong phú. Báo cáo viên nên sử dụng câu ngắn gọn, câu đơn trong quá trình thuyết giảng sẽ phù hợp với đối tượng nông dân tại địa phương, làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu; đồng thời sử dụng nhiều câu mệnh đề kế tiếp nhau làm cho bài nói sôi nổi, có kịch tính, thu hút sự chú ý của người nghe.

Cần chú trọng tính chính xác của ngôn ngữ, nhất là với nội dung pháp luật; tính phổ thông phù hợp với trình độ chung của công nhân lao động trẻ; tính truyền cảm, khắc phục sự khô cứng của nội dung pháp luật. Trong khi PBGDPL trực tiếp, báo cáo viên cần sử dụng các hình ảnh, video minh họa có giá trị để lôi cuốn người nghe.

Thứ hai, tăng cường cấp phát tài liệu PBGDPL trực tiếp, trang bị thêm "Tủ sách pháp luật" tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Tài liệu PBGDPL gồm nhiều loại như: Sách tham khảo, hướng dẫn, giải thích pháp luật; sổ tay pháp luật bỏ túi, sổ tay hỏi-đáp pháp luật; tờ gấp pháp luật v.v. Mỗi loại tài liệu PBGDPL có thể được sử dụng cho nhiều hình thức PBGDPL khác nhau, trong đó, sổ tay pháp luật bỏ túi, sổ tay hỏi-đáp pháp luật, tờ gấp pháp luật là phù hợp trong tổ chức PBGDPL cho nông dân. Đối với sổ tay pháp luật cho nông dân, nội dung phải đề cập các vấn đề được nông dân quan tâm; đồng thời hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Sổ tay phải được bố cục rõ ràng, kết cấu logic, chặt chẽ; cách trình bày cần ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu và chỉ mang một nghĩa. Cùng với đó, tờ gấp pháp luật là loại tài liệu PBGDPL được sử dụng khá phổ thông và là một hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả. Việc thiết kế tờ gấp pháp luật cho nông dân cần có nội dung ngắn, gọn, rõ ràng, hình thức hấp dẫn, thuận tiện trong sử dụng; cách thức thể hiện có thể là những câu hỏi-đáp trực tiếp hoặc đưa ra những tình huống pháp luật gần với đời sống lao động sản xuất hằng ngày của nông dân.

Xây dựng, quản lý và khai thác "Tủ sách pháp luật" là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khoa học và có tác dụng lâu dài, áp dụng rộng rãi với các đối tượng nông dân. "Tủ sách pháp luật" là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập và tìm hiểu của người đọc. Việc xây dựng các "Tủ sách pháp luật" cho nông dân

phải được trang bị, bổ sung đầu sách thường xuyên, nhất là các sách, tài liệu về giải đáp pháp luật; đầu sách phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nông dân về các lĩnh vực pháp luật liên quan; địa điểm đặt "Tủ sách pháp luật" có thể tại các khu vực sinh hoạt chung của khu dân cư, điển hình như là nhà văn hóa thôn, xóm, tổ. "Tủ sách pháp luật" đã được xây dựng thì cần tạo mọi điều kiện thuận lợi đề nông dân có thể tiếp cận và tìm hiểu pháp luật, tránh trường hợp xây dựng tủ sách chỉ để cho có, cho đẹp hay để hoàn thiện tiêu chí nào đó mà nông dân khó tiếp cận tủ sách.

Thứ ba, đa dạng hóa cách thức PBGDPL qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet.

Đối với phương tiện thông tin đại chúng bao gồm nhiều loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) thì có thể tổ chức PBGDPL thông qua các hình thức như: Tin, bài, tọa đàm, diễn đàn, truyện ngắn, tiểu phẩm, phim truyền hình, phim tài liệu, v.v hoặc có thể mở các chuyên trang, chuyên mục, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trên báo chí. Việc tăng cường thời lượng phát sóng gắn với xây dựng các chương trình, chuyên mục PBGDPL trên hệ thống phát thanh, truyền hình dành riêng cho nông dân cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực khi lồng ghép vào chương trình các tiết mục giải trí như âm nhạc, tiểu phẩm hài, giao lưu kết bạn, v.v để thu hút được đông đảo người nghe, người xem.

Hiện nay mạng xã hội phát triển, thu hút rất đông người dùng nên có sức lan tỏa thông tin rất lớn, đặc biệt khi điện thoại di động đã trở nên phổ biến và người dân nông thôn, sản xuất nông nghiệp mặc dù chưa bắt kịp công nghệ thông tin nhưng cũng đã dần dần biết sử dụng điện thoại di động để truy cập internet. Mạng xã hội (Fakebook, Zalo, Viber...) với nhiều tính năng như: chat, chia sẻ dữ liệu, kết nối bạn bè và cho phép các thành viên tự tìm kiếm, phát triển các ứng dụng trên trang cá nhân, đặc biệt là tính lan truyền và ẩn

danh nên thu hút người sử dụng, trong đó có nông dân. Thực tế hiện nay tại nhiều địa phương đã có những trang mạng xã hội do nông dân tự lập ra hoặc trong phạm vi rộng hơn, nông dân ở một địa phương, một Hợp tác xã cũng tập hợp nhau thành nhóm trên mạng xã hội với số lượng thành viên rất đông đảo. Chính vì vậy, các chủ thể tổ chức PBGDPL cho nông dân, mà trước hết là các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động), cần nghiên cứu PBGDPL bằng phương thức truyền thông qua mạng xã hội để cung cấp thông tin pháp luật liên quan đến người nông dân. Một trong những phương thức tuyên truyền trên mạng xã hội thu hút được nhiều người theo dõi hiện nay là xây dựng và đăng tải các infographic, motiongraphic về nội dung pháp luật; xây dựng các clip ngắn vui nhộn, lồng ghép nội dung pháp luật cần tuyên truyền.

Thứ tư, tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật cho nông dân. Có thể nghiên cứu thành lập thêm các trung tâm tư vấn pháp luật cho nông dân tại địa phương. Ở mỗi trung tâm nên tổ chức các đợt tư vấn pháp luật lưu động và có thể thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý đến các từng địa phương. Việc thành lập trung tâm tư vấn pháp luật phải có đủ số lượng cán bộ chuyên trách phụ trách tư vấn pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoạt động của trung tâm.

Cán bộ tư vấn pháp luật cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, đảm bảo đủ khả năng để tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; có vốn sống, hiểu biết xã hội nhất định, thường xuyên tích lũy tư liệu, kiến thức, kinh nghiệm ứng xử phù hợp, nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với công việc; có khả năng hòa đồng, hiểu, nắm bắt tâm lý và giao tiếp tốt. Trước khi tổ chức tư vấn pháp luật cần có sự chuẩn bị đầy đủ về các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ phục vụ để hoạt động đạt hiệu quả.

các thắc mắc liên quan đến pháp luật cho nông dân, trong đó, cần bố trí các báo cáo viên, luật sư, những cán bộ, công chức có am hiểu về chuyên môn luật cũng như có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để kịp thời giải đáp các thắc mắc khi cần.

Thứ năm, đẩy mạnh lồng ghép PBGDPL cho nông dân thông qua tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Thực tế thời gian qua cho thấy, việc tổ chức PBGDPL thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa thường nhận được sự quan tâm, theo dõi và sự tham gia của đông đảo nông dân. Lý giải cho vấn đề trên, rõ ràng là nông dân rất ít thời gian tìm hiểu pháp luật, thêm vào đó nhu cầu giải trí cao nên việc lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ hay hội thi sân khấu hóa sẽ hiệu quả hơn. Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật dành riêng cho nông dân ở từng địa phương với nhau về các vấn đề liên quan đến pháp luật nhằm hưởng ứng “Ngày pháp luật” cũng là một cách PBGDPL hiệu quả cho nông dân.

Kết hợp PBGDPL trong tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ, chi hội nông dân như: Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, Chi hội nông dân v.v. Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ, chi hội, nông dân sẽ có cơ hội chia sẻ, gắn kết với nhau, tạo điều kiện để nông dân giao lưu, học hỏi lẫn nhau về những hiểu biết liên quan đến pháp luật cũng như những hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Khi đã được hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật thì chính bản thân thành viên các câu lạc bộ, chi hội sẽ là những chủ thể truyền đạt kiến thức pháp luật đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động có thể nghiên cứu thành lập hội nông dân tại địa phương trên cơ sở lựa chọn những nông dân trẻ có khả năng, nhiệt tình để bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, vận động. Lực lượng này cũng đồng thời là thành viên của các câu lạc bộ, chi hội

nông dân. Cùng với các cán bộ tư vấn pháp luật, các nông dân nòng cốt sẽ tham gia các buổi tư vấn pháp luật lưu động hoặc trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, chi hội có thể mời các tư vấn viên pháp luật cùng tham dự. Trong các hoạt động này, có thể tổ chức các trò chơi tập thể gắn kết nông dân. Thông qua các buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ với sự tham gia của nông dân nòng cốt, từ đó nông dân sẽ chịu khó tiếp thu kiến thức hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho nông dân.

Thứ sáu, định kỳ sơ kết, tổng kết để đánh giá hiệu quả các hình thức tổ chức PBGDPL cho nông dân. Việc đánh giá hiệu quả các hình thức tổ chức PBGDPL cho nông dân nhằm lựa chọn những cách thức PBGDPL phù hợp nhất để duy trì và nâng cao chất lượng tổ chức PBGDPL cho nông dân; đồng thời nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong PBGDPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)