Kết hợp chặt chẽ giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 96)

chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống

Công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng cho nông dân được Đảng ủy, các cấp ủy, các chủ thể PBGDPL quan tâm và thực hiện đồng bộ có hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị tích cực đổi mới, nội dung, hình thức, phương pháp, tiến hành đồng bộ công tác tư tưởng; việc nắm và đánh giá tình hình tư tưởng của nông dân được thực hiện đồng bộ hiệu quả, việc kết hợp chặt chẽ giữa PBGDPL với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và công tác tổ chức, chính sách và biện pháp hành chính được thực hiện nghiêm túc. Nhờ đó, tình hình tư tưởng của nông dân ổn định, tổ chức quần chúng được xây dựng vững mạnh, đoàn kết, thống nhất, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ được phát huy. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng đối với nông dân trong tình hình hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đó là:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy đối với công tác PBGDPL và giáo dục chính trị tư tưởng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, tư tưởng.

Trong thực hiện công tác tư tưởng, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp chủ động xây dựng kế hoạch, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ công tác giáo dục chính trị, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hướng mạnh vào giáo dục truyền thống, giáo dục nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục cơ bản với các nội dung PBGDPL.

Hai là, cấp ủy triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư tưởng. Để thực hiện có hiệu quả công tác tư tưởng, cấp ủy, đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư tưởng.

Trong đó, chú trọng nắm, phân tích, đánh giá chính xác tình hình tư tưởng nông dân một cách khách quan, đầy đủ, kịp thời; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, phương tiện, sức sáng tạo trong quản lý, dự báo, định hướng tư tưởng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, nhạy bén, kịp thời. Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nhất là hoàn cảnh gia đình người dân và các mối quan hệ trong xã hội.

Ba là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tại địa phương, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho nông dân. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và gắn với phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thường xuyên chăm lo bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân; đồng thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phát huy giá trị văn hóa mới.

Kiên quyết đấu tranh phê phán những nhận thức lệch lạc, thiếu trách nhiệm trong xây dựng môi trường văn hóa; những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện ứng xử thiếu văn hóa, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch. Ngăn chặn, vô hiệu hóa sự xâm nhập, thẩm lậu của các ấn phẩm độc hại. Qua đó để nông dân tự giác rèn luyện theo những chuẩn mực, hành vi ứng xử có văn hóa tại địa phương giải quyết hài hòa các mối quan hệ góp phần thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, quản lý nông dân tại địa phương.

Bốn là, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng trong tiến hành công tác quản lý nhân dân. Tổ chức quần chúng tại địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính trị tổ chức tốt các hoạt động xã hội, chăm lo, đời sống văn hóa tinh thần cho nông dân, góp phần nâng cao chất lượng PBGDPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)