Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 94)

người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền

Phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung, phổ biến, GDPL cho nông dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng phải luôn được đạt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ lịch sử. Văn kiện, nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đều đề cập đến công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL.

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định PBGDPL là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị mà trong đó, Đảng và Nhà nước luôn giữ vai trò nòng cốt, chỉ đạo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Nhận thức sâu sắc vấn đề này, mỗi cấp, mỗi ngành ở địa phương cần phải tiếp tục quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới đất nước theo các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.

Thứ hai, mọi công dân đều có quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật. Quyền tiếp cận thông tin, trong đó có thông tin pháp luật là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị được quy định Điều 2 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012: “Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật”. Để người dân có thể tiếp cận nhiều hơn với những thông tin pháp luật cần thiết cho cuộc sống của họ cần phải chú trọng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong đó có công tác PBGDPL cho nông dân quyền tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở.

Hiến pháp nước ta đã ghi nhận nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giai cấp, nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, tình trạng tài sản. Tuy nhiên, ngay cả khi pháp luật đã ghi nhận nguyên tắc về sự bình đẳng ấy thì việc sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụ để ghi nhận, bảo vệ mưu cầu hạnh phúc của mỗi chủ thể không giống nhau. Khả năng sử dụng công cụ pháp luật của mỗi chủ thể phụ thộc vào nhiều yếu tố như địa vị chính trị, địa vị kinh tế, trình độ học vấn, kinh nghiệm sử dụng hệ thống pháp luật của chủ thể ấy... Hiện nay, trong bộ phận dân cư của nước ta có nhiều đối tượng bị thiệt thòi so với các đối tượng khác trong việc tiếp cận với hệ thống pháp luật. Đó là những người có mức sống thấp, học vấn thấp, đặc biệt là nông dân ở vùng sâu, vùng xa. Có nhiều nguyên nhân hạn chế tiếp cận pháp luật của đối tượng này, trong đó nguyên nhân cơ bản vẫn là kinh tế và trình độ văn hóa.

Do cuộc sống kinh tế khó khăn, cuộc sống với những lo toan thường nhật về lao động sản xuất để nuôi sống bản thân và gia đình đã thu hút hết sự quan tâm và quỹ thời gian của họ. Chính vì vậy phần lớn trong số họ ít có điều kiện tiếp xúc rộng giải với kiến thức ngoài xã hội, đây cũng là nguyên nhân dẫn

đến sự hạn chế trong nhận thức kiến thức pháp luật của nông dân. So với mặt bằng chung thì đối tượng nông dân thường có trình độ văn hóa thấp hơn, lại không đồng đều, trong đó trình độ bậc tiểu học và trung học là phổ biến. Chính vì trình độ văn hóa không cao, không đồng đều đó đã khiến cho nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như kiến thức về pháp luật...

Thứ ba, xuất phát từ vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:

Giai cấp nông dân ở nước ta có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vai trò của nông dân được nâng cao, được thể chế hóa thành quyền và trách nhiệm ngày càng cụ thể hơn, phù hợp với quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi có nguồn lực để phát triển, trong đó nhân tố con người mà ở đây là người nông dân giữ một vai trò quan trọng. Nông dân là người trực tiếp tham gia sản xuất, đưa giống lúa mới, cây trồng, vật nuôi và canh tác trên mảnh đất của mình. Khi tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn việc đưa máy móc vào sản xuất để tăng năng suất, hiệu quả và thời gian lao động nhưng máy móc không thể thay thế con người. Không có nông dân thì máy móc hiện đại cũng không được sử dụng. Do vậy, họ chính là chủ thể đóng vai trò tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Nông dân là chủ thể tham gia tích cực, sáng tạo vào việc xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường lành mạnh ở nông thôn trên cơ sở bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương.

Hiện nay đất nước đang trong quá trình đổi mới với sự phát triển của kinh tế thị trường. Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước chúng ta phải tiến hành hội nhập kinh tế và văn hóa, nhất là đối với khu vực nông thôn. Quá trình hội nhập văn hóa có nhiều điểm tích cực, bên cạnh giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta có thể học tập, tiếp thu những giá trị văn minh nhân loại. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố văn hóa đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc, đi ngược với lợi ích của nhân dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa địa phương là việc làm thiết thực trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường lành mạnh, làm cho cuộc sống của nông dân được ấm no hạnh phúc mà chính nông dân là chủ thể tham gia tích cực và chủ động nhất.

Nông dân là nhân tố góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, thực hiện dân chủ, bảo đảm an toàn xã hội ở cơ sở nông thôn.

Nông dân là người trực tiếp tiếp thu và đưa những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống. Việc tuân thủ đúng pháp luật, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng và phát triển kinh tế ổn định đời sống cũng góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Khi phát hiện sai sót nông dân báo lên chính quyền để giải quyết, hay ở địa phương xảy ra mâu thuẫn chính người nông dân tự giải quyết bằng tình làng nghĩa xóm, góp phần làm nên nông thôn dân chủ, văn minh, đảm bảo an toàn xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)