Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 90)

Những hạn chế, bất cập trong tổ chức PBGDPL cho nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức được đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL, coi việc PBGDPL là nhiệm vụ riêng của ngành tư pháp nên thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Nhiều cơ quan, đơn vị còn mang nặng tính hình thức trong thực hiện tổ chức PBGDPL nói chung, dẫn đến hoạt động PBGDPL còn mang tính phong trào, chưa xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.

Thứ hai, về hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, đa số các thành viên của hội đồng là kiêm nhiệm nên còn nặng về công tác chuyên môn; nhân sự cụ thể tham gia hội đồng thường có sự biến động nên thường xuyên phải tổ chức kiện toàn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả

công tác phối hợp tổ chức PBGDPL. Trách nhiệm của từng thành viên chưa được phát huy một cách đồng đều, một số thành viên còn thiếu tính tích cực, chủ động trong triển khai các hoạt động PBGDPL.

Thứ ba, Hệ thống các văn bản pháp luật trong những năm gần đây được ban hành với số lượng ngày càng nhiều. Chính vì vậy, việc yêu cầu các cơ quan tuyên truyền ngay và kịp thời toàn bộ các văn bản pháp luật là điều rất khó thực hiện, nên cũng đã làm hạn chế công tác PBGDPL.

Thứ tư, một số hình thức tổ chức PBGDPL cho nông dân có nội dung còn rời rạc, cách thức tổ chức thiếu hấp dẫn; trong quá trình tổ chức hoạt động, có chương trình do chưa lựa chọn được thời điểm, địa điểm phù hợp nên khi tổ chức chưa thu hút được đông đảo nông dân tham gia, dẫn đến hiệu quả không cao. Cơ chế tổ chức và phối hợp trong công tác phổ biến, GDPL cho nông dân nói chung và nông dân nói riêng chưa được quan tâm thường xuyên. Thực tế cho thấy chỉ khi nào vi phạm pháp luật xảy ra rồi mới được chú ý đến.

Thứ năm, số cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác PBGDPL không nhiều, chưa đồng đều về năng lực, trình độ, trong đó, hầu như không có cán bộ, công chức riêng làm công tác PBGDPL cho nông dân và một số chưa phát huy khả năng sáng tạo và tính năng động, chưa thực sự đầu tư thời gian thỏa đáng để nghiên cứu nâng cao trình độ năng lực của bản thân. Do kiến thức pháp luật, nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn hạn chế nên chưa có sự sáng tạo trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PBGDPL chưa đảm bảo về kỹ năng, nghiệp vụ.

Việc tập hợp, thu hút những người có tầm ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, suy nghĩ và hành động của người nông dân để tuyên truyền đến họ những gương người tốt, việc tốt trong PBGDPL trong cộng đồng dân cư như: trưởng

thôn, những cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng, già làng, trưởng bản... vẫn chưa nhiều.

Thứ sáu, nhiều cơ quan, tổ chức chưa thực sự chủ động huy động nguồn lực xã hội hóa để phục vụ công tác PBGDPL. Hiện nay công tác PBGDPL gần như do nhà nước đảm nhiệm hoàn toàn, ít nhận được sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước. Kinh phí đầu tư cho công tác PBGDPL còn ít, tài liệu, sách báo và các trang thiết bị phục vụ cho công tác PBGDPL thiếu hoặc không đồng bộ. Do thiếu kinh phí nên việc biên soạn, xây dựng chương trình về tuyên truyền pháp luật còn quá ít.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống pháp luật nước ta chưa đồng bộ, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, chất lượng các văn bản luật chưa cao, số lượng các văn bản pháp luật của nhà nước ban hành ngày càng nhiều nhưng lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai công tác PBGDPL. Bên cạnh đó, tại địa phương đôi khi xảy ra tình trạng ban hành nhiều chương trình, kế hoạch PBGDPL trong cùng một thời điểm (có thể xuất phát từ sự chỉ đạo đồng thời của nhiều bộ, ngành Trung ương), dẫn đến sự dàn trải trong công tác PBGDPL trong khi điều kiện nhân lực, vật lực có hạn.

Thứ hai, có một bộ phận không nhỏ nông dân chưa thực sự quan tâm tìm hiểu các nội dung pháp luật liên quan quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động. Nông dân chủ yếu là lao động phổ thông nên đa số chưa ý thức được sự cần thiết phải tìm hiểu các nội dung về pháp luật. Thời gian làm việc của nông dân rất đặc thù khi làm việc theo mùa vụ, mùa này làm việc này mùa khác làm việc khác; thêm vào đó, nhiều thanh niên tại nông thôn đã rời vùng quê đi xuất khẩu lao động hay đi làm việc tại các KCN để kiếm thêm thu nhập. Do vậy, nông dân bây giờ chủ yếu là người già, ít cập nhật chủ động tìm hiểu về nội dung pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ

của người lao động nói riêng trên Web, mà chủ yếu là xem trên các kênh truyền hình.

Thứ ba, chế độ, chính sách cho báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật còn hạn chế, chưa thực sự khuyến khích và phát huy được tiềm năng của đội ngũ làm công tác PBGDPL.

Thứ tư, các quy định về xã hội hóa công tác PBGDPL còn thiếu đồng bộ, lại quy định trong các văn bản dưới luật nên chưa khuyến khích, phát huy hiệu quả sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác PBGDPL.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Như vậy, từ cái nhìn từ tổng quan đến một số điển hình về thực trạng hoạt động phổ biến, GDPL cho nông dân tỉnh Thái Nguyên thời gian qua và hiện nay cho thấy:

Đặc điểm, điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của nó đến phổ biến, GDPL nói chung và người nông dân nói riêng là một thực tế khách quan, thực tế điều kiện tự nhiên xã hội đó cần phải được nghiên cứu đánh giá đúng đắn những khó khăn và thuận lợi để từ đó tìm biện pháp khắc phục trong khi tiến hành phổ biến, GDPL.

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình nông dân và thực trạng hoạt động PBGDPL cho nông dân tại tỉnh Thái Nguyên là những đặc điểm riêng của địa phương. Những đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn nhất định, vì thế cần có sự nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên mọi mặt, đồng thời cần sự hỗ trợ giúp đỡ, chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện tốt công tác PBGDPL cho nông dân tỉnh Thái Nguyên.

Việc đánh giá thực trạng PBGDPL cho nông dân tỉnh Thái Nguyên thời gian qua và trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải hết sức khách quan và chính xác từ đó để tìm ra những nguyên nhân tồn tại làm cơ sở cho việc tìm ra phương hướng và giải pháp cơ bản để tăng cường hơn nữa PBGDPL cho nông dân.

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)