ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)

PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Đối với tỉnh Thái Nguyên, cùng với việc làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, nhân dân của ngành tư pháp thì hoạt động của các cơ quan báo chí với vai trò là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp cho đông đảo cán bộ, nhân dân dễ dàng tìm hiểu, tiếp thu, nắm bắt, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật. Đồng thời, góp phần phản ánh sinh động thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt việc tốt trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong nhân dân.

Trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, các cơ quan PBGDPL đã đẩy mạnh PBGDPL cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, các đoàn viên, hội viên bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng; gắn công tác PBGDPL với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, xây dựng đơn vị an toàn làm chủ, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện. Người dân nói chung, nông dân nói riêng ngày càng được hiểu biết về kiến thức pháp luật nhiều hơn, có nhận thức đầy đủ hơn về xây dựng Nhà nước pháp quyền, từ đó có ý thức cao hơn trong tự giác chấp hành pháp luật, phát huy dân chủ, tích

cực tham gia các chương trình giám sát, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật và khiếu kiện vượt cấp, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần ổn định tình hình và phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Đó chính là các điều kiện thuận lợi để Đảng, Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo và đáp ứng đầy đủ hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, trong đó có nông dân.

Đối với công tác PBGDPL cho nông dân thì hàng năm các cơ quan trên địa bàn tỉnh đều có kế hoạch PBGDPL, chủ yếu tập trung việc tuyên truyền, phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và những văn bản pháp quy phạm pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành mà các chủ thể tuyên truyền cần truyền đạt, trang bị cho nhân dân. Từ đó, giúp nông dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật; trên cơ sở đó, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, củng cố niềm tin đối với pháp luật và hình thành lối sống theo pháp luật. Đó là những bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, các loại văn bản QPPL khác, đang có giá trị và hiệu lực thực thi, như: Hiến pháp; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động; Luật Đất đai; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Chăn nuôi; Luật Thủy sản; Luật bảo vệ và kiểm định thực vật; Luật Lâm nghiệp; Luật Tài nguyên nước...

Một trong những nội dung tuyên truyền quan trọng là thực tiễn đời sống pháp luật trên cả nước, địa bàn từng tỉnh, trong từng khu vực: Kết quả triển khai tuyên truyền pháp luật; kết quả thực hiện pháp luật; những gương sáng điển hình, tấm gương “người tốt, việc tốt” trong thực hiện pháp luật; tình hình tội phạm trên địa bàn; các âm mưu, thủ đoạn, phương thức phạm tội mới xuất hiện; kết quả hoạt động xét xử, bảo vệ pháp luật của các cơ quan chức năng trong vùng... Việc phổ biến, tuyên truyền những nội dung thông tin về thực tiễn đời sống pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng: Một mặt, động viên, khuyến khích, cổ vũ nhân dân học tập, làm theo những tấm gương sáng trong thực

hiện pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng; mặt khác, giáo dục nâng cao cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn phạm tội, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Những thành công và hạn chế trong PBGDPL cho nông dân tỉnh Thái Nguyên qua công tác PBGDPL có thể đánh giá trên các mặt sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)