PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 62)

LUẬT CHO NÔNG DÂN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

2.2.1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân

Xác định đúng mục đích PBGDPL cho nông dân, tỉnh Thái Nguyên đã định hướng đúng đắn nội dung PBGDPL đảm bảo phù hợp, đã bám sát các chủ trương, chính sách lớn của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao ý thức pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân. Nội dung PBGDPL cho nông dân phải mang tính khoa học và logic, mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Đó là nhiệm vụ của chủ thể có trách nhiệm PBGDPL cho nông dân. Hàm lượng kiến thức pháp luật cần phổ biến, giáo dục cho nông dân mang tính hợp lý cả về nội dung, mức độ và hình thức. Nội dung của phổ biến, giáo dục đã chú trọng nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân. Trong PBGDPL lấy tiêu chí đặc điểm địa bàn và đối tượng làm cơ sở để xây dựng và triển khai kế hoạch PBGDPL, gắn công tác PBGDPL với thực tiễn chấp hành pháp luật của nông dân.

Nội dung PBGDPL được cụ thể hóa trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; các giáo trình, tài liệu, bài giảng. Đó là hàm lượng tri thức về pháp luật nói chung cần thiết cho nông dân, đòi hỏi chủ thể phổ biến, giáo dục phải bồi dưỡng cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)