Tổ chức bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 47)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố

thành phố Hồ Chí Minh

Theo cơ cấu tổ chức, quản lý du lịch hiện nay, đối tượng lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý của 2 nhóm cơ quan, bao gồm:

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Tổng cục Du lịch là đơn vị trực thuộc, là cơ quan chuyên môn quản lý chuyên ngành, trong đó Vụ Khách sạn là đơn vị trực tiếp phụ trách quản lý cơ sở lưu trú du lịch.

- Ủy ban nhân dân thành phố, phía dưới là Sở Du lịch là cơ quan quản lý chuyên ngành, trong đó Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú du lịch là đơn vị trực tiếp phụ trách quản lý cơ sở lưu trú du lịch; các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện (thông qua Phòng Kinh tế trực tiếp phụ trách quản lý du lịch).

Hiện nay, công tác thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hạng 3 sao, 2 sao, 1 sao và điều kiện tối thiểu kinh doanh lưu trú du lịch được phân cấp cho các Sở quản lý du lịch địa phương, Tổng cục Du lịch phối hợp với các Sở quản lý du lịch địa phương thẩm định cụ thể là Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và công nhận hạng cho các khách sạn từ 4 sao đến 5 sao.

Bên cạnh, 02 nhóm cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch còn có 01 tổ chức xã hội nghề nghiệp là Hiệp hội Du lịch thành phố được thành lập với nhiệm vụ tổ chức các hoạt động như phát triển thị trường trong và ngoài nước, đồng thời gián tiếp quản lý, phối hợp thanh tra hoạt động các cơ sở lưu trú. Đồng thời, kiến nghị các vấn đề cụ thể về: chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước đối với hoạt động của ngành du lịch nhằm đem lại hiệu quả thiết thực cho ngành và góp phần phát triển du lịch thành phố bền vững

Với bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố như trên đã góp phần đưa hoạt động của các cơ sở lưu trú vào khuôn phép và đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong công tác tổ chức quản lý lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố khi nội dung quy định về trách nhiệm của đơn vị quản lý về cơ chế phối hợp chưa rõ ràng. Chính vì vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố chưa tạo được sự thống nhất trong quản lý, tạo thuận lợi cho phát triển kinh doanh lưu trú du lịch. Ví dụ, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố nhưng việc thẩm định dự án đầu tư, cấp phép xây dựng và triển khai thiết kế các cơ sở lưu trú du lịch lại hoàn toàn do các ngành khác thực hiện nên đã gây khó khăn trong quá trình phối hợp hoạt động, trở ngại rất lớn cho quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch và phát triển hoạt động lưu trú không theo đúng quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)