Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 83)

7. Kết cấu luận văn

3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp cần tuân thủ chặt chẽ quy hoạch phát triển du lịch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Tuân thủ các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước về lưu trú một cách thống nhất.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào phát triển du lịch, nhất là trong việc xây dựng, khai thác các điểm, tuyến du

lịch cũng như bảo tồn, tôn tạo các giá trị, phát triển cơ sở lưu trú du lịch nhằm tạo điều kiện phát triển ngành du lịch thành phố.

Tóm tắt Chương 3

Sau khi nêu thực trạng vấn đề quản lý nhà nước cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, những tồn tại và giải pháp cần thiết để giải quyết những hạn chế trong chương 2. Chương 3 là nội dung cơ bản về một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Để xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cho nhóm giải pháp, các kiến nghị,

luận văn đề cập mục tiêu và định hướng phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, quan điểm phát triển cơ sở lưu trú du lịch, quan điểm quản lý cơ sở lưu trú du lịch của ngành du lịch thành phố để nêu các giải pháp và kiến nghị.

KẾT LUẬN

Thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, trong những năm qua, ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát huy sức mạnh của mình là ngành kinh tế tổng hợp, đa ngành, phát huy nội lực và ngoại lực tạo nên những bước tăng trưởng đáng khích lệ, từng bước khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng.

Nhằm phát triển du lịch bền vững, chuẩn bị cơ hội vững chắc cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả về nhân lực và vật lực trước xu thế hội nhập sâu rộng đang diễn ra mạnh mẽ tại nước ta, bên cạnh các chủ trương chính sách, hệ thống văn bản cụ thể hóa đường lối của Đảng, Nhà nước, công tác quản lý nhà nước của ngành Du lịch và đặc biệt là trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự thành công của chính sách phát triển du lịch nói chung cũng như trong từng nội bộ doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng. Thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cũng như Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, ngành Du lịch và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng trang thiết bị tiện nghi, đào tạo, chuẩn hóa dịch vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên, từng bước đi vào chuyên nghiệp, là cơ sở hậu cần vững chắc trực tiếp phục vụ khách du lịch và gây ấn tượng cho du khách.

Hiện nay nhiều cơ sở lưu trú du lịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của các đối tượng khách, nhưng với thực trạng về năng lực tài chính, trình độ quản lý và đội ngũ nguồn nhân lực sẵn có, không phải cơ sở nào cũng đáp ứng được một cách thỏa mãn nhu cầu của khách, yếu tố nội lực quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, song yếu tố ngoại lai và yếu tố vĩ mô lại ảnh hưởng

không nhỏ tới định hướng và con đường phát triển, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch bản thân nó vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu vai trò định hướng của nhà nước, tính cập nhật của các văn bản quản lý chưa kịp với xu hướng phát triển, các chế tài chưa đủ hoặc thiếu công cụ thực thi chế tài, quy hoạch yếu, sự lẫn lộn chất lượng của các loại hình cơ sở lưu trú khiến khách du lịch và người kinh doanh chưa thực sự tin tưởng nhay khi mua, chào bán sản phẩm và cả đầu tư lâu dài. Những bất cập này cần sự giải quyết đồng bộ, chuẩn hóa từng khâu nhằm hình thành thị trường kinh doanh lưu trú du lịch hoàn toàn bình đẳng, minh bạch cho các đối tượng, cả khách hàng và người kinh doanh lưu trú. Thực tế đó đặt ra bài toán đối với ngành Du lịch đó là xây dựng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đủ mạnh, đủ tầm, phát huy các lợi thế hiện có và phấn đấu đến trình độ chuyên nghiệp kể cả cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên nghi và đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ. Một trong những đáp số mà ngành Du lịch đang tìm các tháo gỡ đó là: xây dựng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Luận văn “Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” tập trung khai thác, nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch thành phố và một số nguồn liên quan khác, thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những bất cập hiện tại trong công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố. Đồng thời kết hợp với một số định hướng đối với ngành Du lịch của Đảng và Chính phủ, luận văn mạnh dạn đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan trong việc

hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16/9/2016, Nhiệm vụ phát triển ngành du lịch thành phố đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017, Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 Khách sạn - Xếp hạng, Hà Nội.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quyết định số 4227/QĐ- BVHTTDL ngày 29/11/2013, Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013- 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 3455/QĐ- BVHTTDL ngày 20/10/2014, Phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”, Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2522/QĐ- BVHTTDL ngày 13/7/2016, Phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2714/QĐ- BVHTDL ngày 03/8/2016, Phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

8. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014, Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

9. Bộ Nội vụ và Học viên Hành chính quốc gia (2006), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, Hà Nội.

10. Chính phủ Nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.

11. Lê Ngọc Tuấn (2009), Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Mạnh (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV (2017),

Luật Du lịch, Hà Nội.

14. Tạp chí Du lịch và Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Kỷ yếu Hội thảo WTO – Những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội.

15. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ (2017), Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/07/2002, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, Hà Nội.

18. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

19. Tổng cục Du lịch (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Hà Nội.

20. Tổng cục Du lịch (2014), Kết quả điều tra khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2014, Hà Nội.

21. Tổng cục Du lịch: www.vietnamtourism.gov.vn/

22. Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

23. Tổng cục Du lịch (2001), Các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh du lịch về cơ sở lưu trú du lịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Trịnh Xuân Dũng (1999), Giáo trình Quản trị Kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2014), Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội.

26. Viện nghiên cứu phát triển du lịch: http://www.itdr.org.vn/vi/

27. Nguyễn Văn Mạnh (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn,

NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

28. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2015), Kế hoạch hành động số 4906/KH-UBND ngày 19/8/2015, về thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới, Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2017), Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 08/6/2017, ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (2017), Kế hoạch số 1432/KH- SDL ngày 05/7/2017, thực hiện Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Chỉ thị số 07- CT/TU ngày 16/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)