7. Kết cấu luận văn
2.2.7. Hợp tác quốc tế trong phát triển cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn
bàn thành phố Hồ Chí Minh
Với cơ sở pháp lý là Luật Du lịch, các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch thời gian qua có điều kiện đựơc tiếp tục mở rộng, đi vào chiều sâu với các hình thức hợp tác ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Các thoả thuận hợp tác đa phương và song phương được tích cực đàm phán, ký kết và triển khai có hiệu quả, qua đó đã tranh thủ tục được vốn, công nghệ, kinh nghiệm và nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch thành phố và hội
nhập kinh tế quốc tế góp phần phát triển, gắn thị trường du lịch thành phố với thị trường du lịch khu vực và thế giới.
Những năm qua, trong sự phát triển của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh có sự góp sức của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú trên địa bàn. Ngành du lịch thành phố đã chủ động hội nhập quốc tế với việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với trên 1000 hãng của hơn 50 quốc gia và lãnh thổ. Mở rộng hợp tác quốc tế đã và đang giúp du lịch thành phố từng bước mở rộng thị trường để thu hút khách, vốn đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, quy hoạch, tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch thành phố ra khu vực và thế giới thông qua những hoạt động cụ thể như: Tham gia Hội chợ Famtrip và roadshow tại Đài Loan, Hội chợ Du lịch Mumbai Ấn Độ, Hội chợ Top Resa – Pháp, Sở Du lịch thành phố phối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh xúc tiến thị trường Mỹ, Canada, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến để kết nối với Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực lưu trú du lịch, có thể nói hệ thống cơ sở lưu trú du lịch thành phố Hồ chí Minh là người đi tiên phong trong tiến trình hợp tác quốc tế, các khách sạn trên địa bàn thành phố nhất là những khách sạn đạt chuẩn 4 sao, 5 sao đã chủ động tiếp nhận các làn sóng đầu tư, liên doanh từ nước ngoài, các chủ đầu tư đã thuê Giám đốc điều hành, trưởng một số bộ phận chủ chốt người nước ngoài để nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên. Đồng thời, xuất phát từ môi trường làm việc luôn phải tiếp xúc và phục vụ các đối tượng khách có quốc tịch khác nhau, đội ngũ lao động người Việt Nam có thêm được cơ hội trao đổi, tiếp nhận các nền văn hóa, văn minh và lối sống khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.
Hiện nay, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh đang hợp tác chặt chẽ và được hưởng lợi từ các dự án như Dự án Luxembourg, Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ với hệ thống đào tạo đào tạo viên cho các bộ phận trực tiếp phục vụ khách, cấp chứng chỉ VTOS cho các đào tạo viên. Dự án ADB hỗ trợ phát triển du lịch các quốc gia Tiểu vùng Mê Kông với các cấu phần khác nhau về đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng, thống kê cũng đang có những bước khởi điểm mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch, đặc biệt là du lịch các tỉnh tại hạ nguồn sông Mê Kông.
Cho đến nay, thành phố đã có mặt hầu hết các Tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng trên thế giới như Accor, Hilton, Nikko, Marriot, Park Hyatt, InterContinental, .... Chính những tập đoàn này đã phần nào thể hiện được sự hợp tác sâu rộng, chính sách ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đặc biệt là quản lý nhà nước về lưu trú du lịch đã tạo ra những nền tảng bứt phá cho công nghệ khách sạn thế giới vào thành phố. Trong tương lai gần, thực thi các điều khoản đã ký kết với các Tổ chức, quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, chắc chắn sự hội nhập này sẽ sâu rộng, thiết thực hơn.