7. Kết cấu luận văn
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các cấp cải cách hành chính theo Nghị quyết của Đảng và chương trình cải cách tổng thể hành chính giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ.
Thứ hai, trên cơ sở quy hoạch, dự báo của ngành du lịch đã được phê duyệt, Chính phủ điều chỉnh kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất của thành phố cho phù hợp với quy hoạch phát triển lưu trú du lịch. Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố cần quy hoạch, dành đất để xây dựng khách sạn hoặc tổ hợp thương mại, các loại hình cơ sở lưu trú du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương và nghiên cứu nhu cầu của khách.
Thứ ba, công khai dự báo chi tiết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tổng hợp số liệu của các Bộ, ngành; các giải pháp về vận chuyển hàng không và cam kết mở rộng năng lực đón khách của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các sân bay lân cận. Dấu hiệu vượt trội của nền kinh tế và du lịch, thể hiện sự phát triển bền vững ở các mục tiêu, nhà đầu tư, công ty tư vấn sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định đầu tư hay không đầu tư vào lưu trú du lịch, bởi tăng trưởng của lưu trú du lịch phần lớn gắn liền với tăng trưởng kinh tế, xã hội nói chung và hạ tầng du lịch. Bên cạnh việc phát triển hàng không nội địa, Nhà nước cần tạo cơ hội thuận lợi cho các hang hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phát triển; phát triển mạnh mẽ về chất đối với hệ thống giao thông Bắc – Nam, miễn thị thực hơn nữa cho khách nước ngoài khi đi du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần thể hiện rõ vai trò là người kết nối sự phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; xây dựng cơ chế rõ ràng trong việc cung cấp thông tin rộng rãi, thống nhất, cập nhật dự báo phát triển để các nhà đầu tư và toàn xã hội hiểu rõ về xu hướng phát triển của du lịch nói chung và lưu trú du lịch nói riêng, từ đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, không phải đến lúc thị trường quá nóng nhà đầu tư mới biết đến, thì bắt đầu chậm và có nguy cơ lỡ cơ hội do tiến độ xây dựng cơ sở lưu trú du lịch quy mô lớn thường mất từ 2 – 4 năm.
Thứ tư, khuyến khích tăng cung về cơ sở lưu trú du lịch có chất lượng. Chính phủ chỉ đạo ngành du lịch và các bên liên quan thực hiện mạnh mẽ việc cho liên doanh, chuyển đổi sở hữu hoặc nâng cấp các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức với các đối tác có tiềm lực để có được hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao, đáp ứng yêu của các đối tượng khách.
Thứ năm, tăng thẩm quyền cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngành du lịch cần đầy đủ quyền lực thực hiện triển khai quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo thực hiện quy hoạch đúng chất lượng và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ mạnh trong lĩnh vực xử phạt hành chính, đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp du lịch.
3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thứ nhất, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Du lịch có chất lượng cao nhằm tạo dựng môi trường ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh lưu trú du lịch.
Thứ hai, hợp tác trao đổi kinh nghiệm quản lý cơ sở lưu trú du lịch với các tổ chức mà Việt Nam là thành viên, học tập mô hình quản lý của những quốc gia đã thành công trong du lịch, làm đầu mối thúc đẩy sự phát triển của công nghệ khách sạn. Thông qua hợp tác quốc tế, kêu gọi các Dự án nước
ngoài cùng với Việt Nam hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú du lịch.
Thứ ba, trên cơ sở nhận thức đầy đủ về hội nhập, yêu cầu cải cách hành chính và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần ổn định, minh bạch bộ máy; xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Du lịch có chất lượng cao nhằm tạo dựng môi trường ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch.
Thứ tư, trên cơ sở tranh thủ cơ hội hội nhập của Ngành Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chiến lược phát triển cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. Bản quy hoạch, chiến lược có thể thuê chuyên gia trong và ngoài nước tư vấn, thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng và có tính khả thi cao. Công bố quy hoạch, chiến lược rộng rãi trên các phương tiện thông tin, internet phục vụ các đối tượng quan tâm.
Thứ năm, sớm có lộ trình áp dụng Quy chuẩn Quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về "Khách sạn xanh" và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan. Đây là công cụ chủ yếu để định hướng phát triển, quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững.
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp cần tuân thủ chặt chẽ quy hoạch phát triển du lịch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Tuân thủ các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước về lưu trú một cách thống nhất.
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào phát triển du lịch, nhất là trong việc xây dựng, khai thác các điểm, tuyến du
lịch cũng như bảo tồn, tôn tạo các giá trị, phát triển cơ sở lưu trú du lịch nhằm tạo điều kiện phát triển ngành du lịch thành phố.
Tóm tắt Chương 3
Sau khi nêu thực trạng vấn đề quản lý nhà nước cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, những tồn tại và giải pháp cần thiết để giải quyết những hạn chế trong chương 2. Chương 3 là nội dung cơ bản về một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Để xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cho nhóm giải pháp, các kiến nghị,
luận văn đề cập mục tiêu và định hướng phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, quan điểm phát triển cơ sở lưu trú du lịch, quan điểm quản lý cơ sở lưu trú du lịch của ngành du lịch thành phố để nêu các giải pháp và kiến nghị.
KẾT LUẬN
Thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, trong những năm qua, ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát huy sức mạnh của mình là ngành kinh tế tổng hợp, đa ngành, phát huy nội lực và ngoại lực tạo nên những bước tăng trưởng đáng khích lệ, từng bước khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng.
Nhằm phát triển du lịch bền vững, chuẩn bị cơ hội vững chắc cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả về nhân lực và vật lực trước xu thế hội nhập sâu rộng đang diễn ra mạnh mẽ tại nước ta, bên cạnh các chủ trương chính sách, hệ thống văn bản cụ thể hóa đường lối của Đảng, Nhà nước, công tác quản lý nhà nước của ngành Du lịch và đặc biệt là trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự thành công của chính sách phát triển du lịch nói chung cũng như trong từng nội bộ doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng. Thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cũng như Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, ngành Du lịch và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng trang thiết bị tiện nghi, đào tạo, chuẩn hóa dịch vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên, từng bước đi vào chuyên nghiệp, là cơ sở hậu cần vững chắc trực tiếp phục vụ khách du lịch và gây ấn tượng cho du khách.
Hiện nay nhiều cơ sở lưu trú du lịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của các đối tượng khách, nhưng với thực trạng về năng lực tài chính, trình độ quản lý và đội ngũ nguồn nhân lực sẵn có, không phải cơ sở nào cũng đáp ứng được một cách thỏa mãn nhu cầu của khách, yếu tố nội lực quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, song yếu tố ngoại lai và yếu tố vĩ mô lại ảnh hưởng
không nhỏ tới định hướng và con đường phát triển, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch bản thân nó vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu vai trò định hướng của nhà nước, tính cập nhật của các văn bản quản lý chưa kịp với xu hướng phát triển, các chế tài chưa đủ hoặc thiếu công cụ thực thi chế tài, quy hoạch yếu, sự lẫn lộn chất lượng của các loại hình cơ sở lưu trú khiến khách du lịch và người kinh doanh chưa thực sự tin tưởng nhay khi mua, chào bán sản phẩm và cả đầu tư lâu dài. Những bất cập này cần sự giải quyết đồng bộ, chuẩn hóa từng khâu nhằm hình thành thị trường kinh doanh lưu trú du lịch hoàn toàn bình đẳng, minh bạch cho các đối tượng, cả khách hàng và người kinh doanh lưu trú. Thực tế đó đặt ra bài toán đối với ngành Du lịch đó là xây dựng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đủ mạnh, đủ tầm, phát huy các lợi thế hiện có và phấn đấu đến trình độ chuyên nghiệp kể cả cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên nghi và đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ. Một trong những đáp số mà ngành Du lịch đang tìm các tháo gỡ đó là: xây dựng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Luận văn “Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” tập trung khai thác, nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch thành phố và một số nguồn liên quan khác, thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những bất cập hiện tại trong công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố. Đồng thời kết hợp với một số định hướng đối với ngành Du lịch của Đảng và Chính phủ, luận văn mạnh dạn đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan trong việc
hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16/9/2016, Nhiệm vụ phát triển ngành du lịch thành phố đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017, Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 Khách sạn - Xếp hạng, Hà Nội.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quyết định số 4227/QĐ- BVHTTDL ngày 29/11/2013, Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013- 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 3455/QĐ- BVHTTDL ngày 20/10/2014, Phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”, Hà Nội.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2522/QĐ- BVHTTDL ngày 13/7/2016, Phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2714/QĐ- BVHTDL ngày 03/8/2016, Phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
8. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014, Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.
9. Bộ Nội vụ và Học viên Hành chính quốc gia (2006), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, Hà Nội.
10. Chính phủ Nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.
11. Lê Ngọc Tuấn (2009), Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Mạnh (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV (2017),
Luật Du lịch, Hà Nội.
14. Tạp chí Du lịch và Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Kỷ yếu Hội thảo WTO – Những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội.
15. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ (2017), Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.
17. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/07/2002, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, Hà Nội.
18. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
19. Tổng cục Du lịch (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Hà Nội.
20. Tổng cục Du lịch (2014), Kết quả điều tra khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2014, Hà Nội.
21. Tổng cục Du lịch: www.vietnamtourism.gov.vn/
22. Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
23. Tổng cục Du lịch (2001), Các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh du lịch về cơ sở lưu trú du lịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Trịnh Xuân Dũng (1999), Giáo trình Quản trị Kinh doanh khách sạn,