Nội dung quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 32 - 36)

trong hoạt động xây dựng

1.2.3.1. Ban hành thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng

Một trong những nội dung quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng là ban hành thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng. Theo Từ điển Luật học: "Thể chế: Những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo (nói tổng quát)" [30, tr. 703]. Như vậy, thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được hiểu là việc xây dựng, ban hành và thực hiện những quy định của pháp luật trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Mục đích cơ bản của hoạt động này nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất và khả thi cho quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.

Thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng xác định rõ đối tượng quản lý, phạm vi quản lý, phương thức quản lý, nguyên tắc quản lý, cơ chế quản lý và nội dung quản lý v.v... Việc thiếu thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng khiến hoạt động này gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và không đạt hiệu quả. Điều này có nghĩa là quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được thực hiện dựa trên thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Hay nói cách khác, thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được triển khai thực hiện.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng

Tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng là hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo quy định của pháp luật. Hoạt động này được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền cấp chứng chỉ, điều kiện cấp chứng chỉ, thời hạn cấp chứng chỉ; trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề v.v... Tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng là một biểu hiện của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng. Hoạt động này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm xác nhận cá nhận có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để hành nghề. Thông qua chứng chỉ hành nghề, cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Trong trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không thực hiện đạo đức nghề nghiệp hoặc vi phạm pháp luật về xây dựng sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề đã cấp. Hậu quả là họ rơi vào tình trạng

bị các doanh nghiệp, công ty xây dựng xem xét chấm dứt hợp đồng lao động và sẽ không có "công ăn việc làm" mất thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mang lại hậu quả là cá nhân có thể được cấp hoặc không được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Việc làm này ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Trong trường hợp tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, cấp chứng chỉ đúng đối tượng thì sẽ tạo sự tin tưởng của xã hội đối với quá trình quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Ngược lại, việc tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không tuân thủ các quy định của pháp luật, phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng và gây xói mòn lòng tin của xã hội đối với những hành xử của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo sự tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

1.2.3.3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng

Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng là một nội dung không thể thiếu được của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Bởi lẽ, không phải bất cứ ai, bất cứ cơ quan, tổ chức nào cũng đều tuân thủ pháp luật trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường do tác động tiêu cực của những mặt trái của cơ chế thị trường tác động. Do đó, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm phát hiện, xử lý những hành vi phá vỡ trật tự quản lý và xâm phạm khách thể của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng để khôi phục trật tự quản lý, duy trì kỷ cương và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, của cá nhân bị xâm phạm. Hơn nữa,

thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do con người tạo ra. Nó là sản phẩm mang ý chí chủ quan của con người, cho dù trong nội dung hàm chứa, phản ánh các quy luật khách quan. Vì vậy, khi tổ chức triển khai thực hiện khó tránh khỏi một số bất cập, không phù hợp với thực tế. Để phát hiện những bất cập này cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra còn nhằm đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, phát hiện những yếu kém, hạn chế để uốn nắn, sửa chữa và khắc phục.

1.2.3.4. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Theo Từ điển Luật học, thẩm quyền được giải thích là: "Quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ" [30, tr. 701]. Như vậy, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là khái niệm được sử dụng để chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền cấp loại chứng chỉ này. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định rõ trong các văn bản pháp luật về xây dựng do Nhà nước ban hành. Nội dung các quy định này đề cập và xác định rõ tổ chức, cá nhân cụ thể nào có quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chỉ những tổ chức, cá nhân do pháp luật quy định mới có thẩm quyền này. Việc xác định thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng một mặt ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có quyền cấp loại chứng chỉ này. Điều này có nghĩa là trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng sẽ bị xử lý bằng các chế tài pháp lý tương ứng với tích chất, mức độ của hành vi vi phạm. Mặt khác, việc xác định thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng sẽ giúp Nhà nước

quản lý chặt chẽ hoạt động này; tránh tình trạng cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tùy tiện, tràn lan, không đúng pháp luật nhưng không xác định được trách nhiệm thuộc về tổ chức, cá nhân nào và không xử lý được hành vi vi phạm. Hậu quả là quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng rơi vào tình trạng hồn loạn và vượt khỏi quỹ đạo kiểm soát của Nhà nước.

1.2.3.5. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng

Theo nghĩa thông thường "Thủ tục: Cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của cơ quan nhà nước" [31, tr. 761] và "Trình tự: Sự sắp xếp trước sau theo một quy tắc nhất định" [31, tr. 816]. Như vậy, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là quy trình, các bước thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Việc quy định và thực hiện trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, tính thống nhất của quản lý nhà nước về lĩnh vực này; bởi lẽ, việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không thực hiện theo trình tự, thủ tục dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, lộn xộn, không đảm bảo quy trình chặt chẽ, thiếu thống nhất và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, xử lý khi xảy ra vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)