Giám sátthi công
2.2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng
nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
Tìm hiểu hoạt động quản lý nhà nước của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng (Bộ Xây dựng) về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thời gian qua đã đạt được một số kết quả cơ bản sau đây:
Một là, sau khi được thành lập, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng đã nhanh chóng củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; thành lập các phòng, trung tâm với việc giao nhiệm vụ, phân công công việc cụ thể, rõ ràng trên nguyên tắc "một việc giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm" và bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công về quản lý nhà nước đối với công tác cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Cục Quản lý hoạt động xây dựng đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong xây dựng thể chế, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; phối hợp với các vụ, cục, viện và các đơn vị chức năng khác của Bộ Xây dựng trong việc rà soát, tham mưu cho lãnh đạo Bộ chỉ đạo ban hành hệ thống các văn bản quy pháp pháp luật làm cơ sở để triển khai thực hiện quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Hai là, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Cục
Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng tiến hành triển khai các hoạt động tập huấn, phổ biến nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho các Sở Xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp xây dựng, đội ngũ kiến trúc sư, chuyên
gia tư vấn giám sát và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trong lĩnh vực hành nghề xây dựng.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng xây dựng kế hoạch hàng năm về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt. Trên cơ sở đó, Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng phối hợp với các Sở Xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về xây dựng ở các địa phương, cho các doanh nghiệp xây dựng và các tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng v.v... trong cả nước.
Ba là, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Cục
Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng tiến hành các cuộc thanh tra định kỳ hoặc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trưng ương.
Bốn là, trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Cục Quản
lý hoạt động hành nghề xây dựng tiến hành cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng thanh tra hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng ở các địa phương. Mặt khác, Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng phối hợp với Thanh tra Bộ Xây dựng tổ chức các cuộc thanh tra theo chuyên đề về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng trong phạm vi cả nước.
Năm là, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của các địa
phương đối với những vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Trên cơ sở đó, tổng hợp các kiến nghị của địa phương, tham mưu trình lãnh đạo Bộ về phương án rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng trong phạm vi thẩm quyền, chức năng của Bộ Xây dựng.
Sáu là, về cơ bản, công tác cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thuộc
thẩm quyền của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng được thực hiện đúng với các quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; không để xảy ra những vi phạm, sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của Bộ Xây dựng cũng như gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được lãnh đạo Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng chú trọng quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, nhanh chóng, dứt điểm trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của pháp luật không để dây dưa kéo dài, phát triển trở thành "điểm nóng" ảnh hưởng đến quá trình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
Bảy là, nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức
của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Lãnh đạo Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng rất chú trọng đến công tác tuyển chọn, sắp xếp, sử dụng, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức của Cục. Động viên, tạo điều kiện để cán bộ, công chức của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng tham gia các khóa đào tạo, bồi dường về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; kỹ năng quản lý; năng lực hội nhập; các lớp bồi dưỡng về chính trị, bồi dưỡng vị trí, việc làm v.v... nhằm nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng về mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về quản lý nhà nước trong cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Tám là, xây dựng bộ tiêu chí ISO về cấp chứng chỉ hành nghề xây
dựng đi đôi với cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; xây dựng mô hình "một cửa" và "một cửa liên thông"; ứng dụng công nghề hiện đại từng bước áp dụng việc nhận, xét duyệt và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho các tổ chức, cá nhân qua cổng thông tin điện tử, mạng internet v.v... đã góp phần làm giảm thời gian chờ đợi, chi phí đi lại của tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng…
2.2.3.2. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cơ bản sau đây:
Một là, do mới được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu nên công tác
quản lý nhà nước của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng khó tránh khỏi những hạn chế; bởi lẽ, bộ máy, cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đang trong quá trình sắp xếp, hoàn thiện, củng cố và kiện toàn nên gặp những bỡ ngỡ, lúng túng nhất định khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Hai là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước cấp
chứng chỉ hành nghề xây dựng vẫn còn thiếu thống nhất, đồng bộ; thậm chí có một số quy định bất cập, lạc hậu và chậm sửa đổi, bổ sung. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng.
Ba là, cơ chế phối, kết hợp giữa Cục Quản lý hoạt động hành nghề
xây dựng với các vụ, cục, viện và các đơn vị khác của Bộ Xây dựng trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng có lúc còn chưa nhịp nhàng, đồng bộ, ăn ý. Dường như chưa có sự minh định giữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ với hoạt động thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành mà Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng được giao.
Bốn là, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt là trình độ
ngoại ngữ của một bộ phận cán bộ, công chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng còn hạn chế nên chưa đáp ứng với đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Hơn nữa, một bộ phân công chức, người lao động của Cục Quản lý hoạt động xây dựng ở độ tuổi còn trẻ, tốt nghiệp các trường đại học, có kinh nghiệm công tác chưa lâu… nên cũng khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng trong xử lý công việc.
Năm là, việc phối, kết hợp trong chỉ đạo, điều hành giữa Cục Quản lý
hoạt động xây dựng với các Sở Xây dựng trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng còn chưa thật sự khoa học, hợp lý. Văn bản hướng dẫn của Cục dường như còn chưa kịp thời và còn xảy ra tình trạng chậm trả lời các công văn của các Sở Xây dựng liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Sáu là, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý việc cấp chứng chỉ
hành nghề xây dựng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đang trong quá trình xây dựng, cập nhật và từng bước hoàn thiện. Vì vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu này còn chưa đầy đủ, thống nhất về thông tin, số liệu của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây cũng là một thách thức cho công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
Bảy là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về cấp chứng
chỉ hành nghề xây dựng và nâng cao trình độ hiểu biết các văn bản pháp luật có liên quan thực hiện chưa bao phủ hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sự hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm quản lý cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; tổ chức các tọa đàm, hội thảo về chuyên môn, các khóa đào tạo, bồi dưỡng với sự tham gia hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài còn hạn chế.
Tám là, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trong
quản lý các thông tin, số liệu về chứng chỉ hành nghề; thực hiện "số hóa" các hồ sơ, giấy tờ về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng và thực hiện việc đăng ký, nộp hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng qua mạng internet v.v... tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng còn hạn chế.
Chín là, việc nắm bắt tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức
hoạt động xây dựng thuộc các Bộ, ngành, địa phương để quản lý điều kiện năng lực và đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy lực lượng này phát triển vẫn còn hạn chế. Lý do chính là chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan
quản lý nhà nước còn chồng chéo, chế độ báo cáo chưa được quy định cụ thể và thực hiện không nghiêm túc.
Mười là, một số cán bộ, công chức chưa chủ động để thực hiện nhiệm
vụ được giao theo đúng chức danh của chuyên viên là phải độc lập nghiên cứu và đề xuất giải quyết nên một số công việc thực hiện chưa đạt hiệu quả cao.
Mười một là, việc nghiên cứu cơ chế, chính sách, cập nhật thông tin
những nội dung liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục chưa thường xuyên, đồng thời sự phối hợp với các đơn vị liên quan chưa thực sự tốt nên một số công việc thực hiện còn mất nhiều thời gian.
2.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém * Nguyên nhân chủ quan
Những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ quan chủ yếu sau đây:
- Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước của Cục Quản lý hoạt động xây dựng hạn chế về số lượng; năng lực, trình độ chuyên môn còn chưa đồng đều; trong khi phạm vi quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng rộng liên quan đến nhiều ngành, nghề xây dựng khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
- Trong bối cạnh hội nhập quốc tế thì trình độ ngoại ngữ có vai trò quan trọng. Nó là "chìa khóa" để kết nối với đội ngũ chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài và tiếp cận với các tài liệu chuyên môn, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, công chức, người lao động của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
- Vẫn còn tồn tại tư duy quản lý theo kiểu hành chính truyền thống mà chưa chuyển đổi sang tư duy quản trị hiện đại trong suy nghĩ, tác phong, lề lối làm việc của một bộ phận công chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
Hơn nữa, kinh nghiệm quản lý của một số công chức trẻ còn chưa nhiều nên khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng trong công việc.
- Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao việc; kỹ năng điều hành v.v chưa được trang bị, tiếp cận đối với một số công chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
- Còn có những biểu hiện quan liêu, hách dịch, tác phong xử lý công việc chưa kịp thời, chưa chuyên nghiệp và giao tiếp, văn hóa ứng xử chưa thực sự chuẩn mực đã khiến đối tượng chịu sự quản lý, tổ chức và cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng chưa thực sự thỏa mãn, hài lòng...
* Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng bắt nguồn từ một số nguyên nhân khách quan chủ yếu sau đây:
- Việc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự đổi mới tổng thể, đồng bộ và toàn diện trong quản lý nhà nước. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng chưa theo kịp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động gây những khó khăn nhất định đến tư tưởng, thái độ của một bộ phận cán bộ, công chức, người lao động của Cục Quản lý hoạt động xây dựng; trong điều kiện chế độ lương, đãi ngộ của Nhà nước chưa đảm bảo đời sống cho bản thân họ và gia đình.
- Do sự hạn chế của ngân sách nhà nước nên việc mua sắm, trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề chưa đồng bộ, đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
- Các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng chủ yếu nằm ở các văn bản dưới luật do Chính phủ hoặc Bộ Xây dựng ban hành có hiệu lực pháp lý thấp hơn một đạo luật. Hơn nữa, Luật Xây dựng năm 2014 có một số