nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng
2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng động xây dựng - Bộ Xây dựng
Tìm hiểu pháp luật hiện hành về xây dựng cho thấy Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện việc quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động
xây dựng. Cục Quản lý hoạt động xây dựng được thành lập giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Vị trí, chức năng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng được xác định cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vị trí. Cục Quản lý hoạt động xây dựng là tổ chức thuộc
Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng gồm lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp giấy phép xây dựng; khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng.
Cục Quản lý hoạt động xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể, bao gồm:
Một là, về hoạt động đầu tư xây dựng.
i) Xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng; về khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công và nghiệm thu xây dựng; về cấp giấy phép xây dựng; về quản lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân; về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng;
ii) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
iii) Hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình xây dựng; tổ chức thẩm định, thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công các công trình xây dựng theo phân cấp thuộc thẩm quyền Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật; phối hợp thực hiện việc thẩm định, thẩm tra dự toán các công trình xây dựng theo phân công của Bộ trưởng;
iv) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền quản lý của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia được Bộ trưởng phân công. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực các Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo nhà nước các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, các công trình trọng điểm quốc gia;
v) Xây dựng để Bộ ban hành theo thẩm quyền mẫu giấy phép xây dựng; hướng dẫn việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; nghiên cứu, đề xuất để Bộ có văn bản đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng;
vi) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đấu thầu; hướng dẫn việc đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu theo quy định của pháp luật;
vii) Hướng dẫn việc thực hiện quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam và việc cấp, thu hồi giấy phép thầu cho các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ để Bộ quyết định cấp, thu hồi giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm A và các gói thầu khác thuộc địa bàn từ hai tỉnh trở lên;
viii) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực
hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia trong các hoạt động xây dựng. Tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân và chứng chỉ hoạt động xây dựng cho các tổ chức theo quy định của pháp luật;
ix) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng để Bộ ban hành theo thẩm quyền chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về các hoạt động xây dựng, quy định về việc sát hạch để cấp các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, quy định mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Tổ chức sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho các tổ chức theo quy định của pháp luật;
x) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật đăng tải và cung cấp thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước, bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
Hai là, về an toàn kỹ thuật xây dựng.
i) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng;
ii) Xây dựng danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng để Bộ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất ban hành;
iii) Nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
iv) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền
ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền tiêu chí, điều kiện hoạt động của các tổ chức kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng; hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
v) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
vi) Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình xây dựng và các công trình lân cận; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý vi phạm, hướng dẫn giải quyết sự cố mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
Ba là, tổ chức điều hành các diễn đàn, sự kiện, các hội nghị, hội thảo
khoa học cấp quốc gia, quốc tế, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Bốn là, quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ chính sách khác, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
Năm là, quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân
sách nhà nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
Sáu là, Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng được quyền:
i) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Cục;
ii) Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật;
iii) Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng;
iv) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.
Thứ ba, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng gồm: Một là, các đơn vị trực thuộc bao gồm: i) Văn phòng; ii) Phòng Dự án
xây dựng; iii) Phòng Khảo sát, thiết kế xây dựng; iv) Phòng An toàn lao động; v) Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn xây dựng. Trung tâm nghiên cứu và tư vấn xây dựng là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục, được khắc con dấu theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo sự ủy quyền, phân cấp quản lý tài chính kế toán của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng và các quy định của pháp luật.
Hai là, các đơn vị trực thuộc Cục có cấp trưởng, một số cấp phó và các
công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý hoạt động xây dựng do Bộ trưởng quyết định theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Ba là, lãnh đạo Cục bao gồm: i) Cục Quản lý hoạt động xây dựng có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng; ii) Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng và pháp luật; iii) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Cục; xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của
mỗi đơn vị, cá nhân trong Cục và báo cáo Bộ trưởng; iv) Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp phó các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của Đảng và pháp luật, sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; v) Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công [2, Điều 2, 3, 4].
Bốn là, về lực lượng, trình độ chuyên môn của Cục Quản lý hoạt động
xây dựng. Hiện nay, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có 70 cán bộ, công chức nhà nước. Về trình độ chuyên môn có 04 tiến sĩ, 32 thạc sĩ và 34 cử nhân được phân bổ như sau:
i) Lãnh đạo Cục Quản lý hoạt động xây dựng có 04 người; trong đó có 02 tiến sĩ; 02 thạc sĩ;
ii) Văn phòng Cục có 10 người, trong đó có 04 thạc sĩ, 06 cử nhân; iii) Phòng Quản lý dự án có 08 người, trong đó có 07 thạc sĩ, 01 cử nhân; iv) Phòng Thiết kế có 07 người, trong đó có 07/07 thạc sĩ;
v) Phòng Quản lý kỹ thuật có 09 người, trong đó có 02 tiến sĩ; 04 thạc sĩ và 03 cử nhân;
vi) Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn xây dựng có 32 người, trong đó có 08 thạc sĩ và 24 cử nhân.