Thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng Bộ Xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 59 - 69)

hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng

Cục Quản lý hoạt động xây dựng được thành lập theo Quyết định số 1001/QĐ-BXD về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng ngày 09/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Thứ nhất, xét trong lĩnh vực quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, tính từ thời điểm thành lập đến ngày 31/12/2017, Cục Quản lý hoạt động xây dựng đã cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây

dựng hạng I cho cá nhân và năng lực tổ chức: Cấp 5.755 cá nhân, đạt tỷ lệ 37% so với tổng cấp cả nước; Cấp 1.664 tổ chức, đạt tỷ lệ 26% (theo phân cấp quản lý của Bộ Xây dựng thì Cục Quản lý hoạt động xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng (sau đây gọi chung là Sở Xây dựng cấp tỉnh) có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III); cụ thể:

Một là, đối với số chứng chỉ hành nghề cá nhân hạng I thực cấp là

5.755 cá nhân; bao gồm: i) Lĩnh vực thiết kế 3.453 chứng chỉ hành nghề hạng I; ii) Lĩnh vực giám sát 2.302 chứng chỉ hành nghề hạng I; iii) Lĩnh vực định giá 1.381 chứng chỉ hành nghề hạng I; iv) Lĩnh vực kiểm định 115 chứng chỉ hành nghề hạng I; v) Lĩnh vực khảo sát 552 chứng chỉ hành nghề hạng I. Như vậy, theo số liệu này cho thấy lĩnh vực thiết kế được cấp số lượng chứng chỉ hành nghề hạng I lớn nhất (3.453 chứng chỉ); tiếp đến là lĩnh vực giám sát (2.302 chứng chỉ hạng I); lĩnh vực định giá xây dựng (1.381 chứng chỉ hạng I); lĩnh vực khảo sát (552 chứng chỉ hạng I). Lĩnh vực kiểm định chất lượng công trình xây dựng có số lượng chứng chỉ hành nghề được cấp thấp nhất (115 chứng chỉ hạng I).

Biểu đồ 2.1: Số lượng chứng chỉ hành nghề hạng I được cấp cho mỗi lĩnh vực (tính đến ngày 31/12/2017)

Hai là, số chứng chỉ năng lực tổ chức thực cấp là 1.664 chứng chỉ

hành nghề hạng I; bao gồm: i) Lĩnh vực khảo sát xây dựng 216 chứng chỉ hành nghề hạng I; ii) Lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng 582 chứng chỉ hành nghề hạng I; iii) Lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng 233 chứng chỉ hành nghề hạng I; iv) Lĩnh vực thi công xây dựng công trình 383 chứng chỉ hành nghề hạng I; v) Lĩnh vực giám sát thi công xây dựng công trình 446 chứng chỉ hành nghề hạng I; vi) Lĩnh vực quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng 399 chứng chỉ hành nghề hạng I; vii) Lĩnh vực kiểm định xây dựng 28 chứng chỉ hành nghề hạng I [12], [13], [14], [15].

Biểu đồ 2.2: Số lượng chứng chỉ năng lực tổ chức được cấp cho mỗi lĩnh vực (tính đến ngày 31/12/2017)

Như vậy, theo số liệu này cho thấy năng lực tổ chức trong lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chiếm số lượng chứng chỉ cao nhất (582 chứng chỉ hành nghề); tiếp đến là năng lực tổ chức trong lĩnh vực giám sát thi công xây dựng công trình (446 chứng chỉ hành nghề); năng lực tổ chức trong lĩnh vực quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng (399 chứng chỉ hành nghề); năng lực tổ chức trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình (383 chứng chỉ hành nghề); năng lực tổ chức trong lĩnh vực quản lý dự án

đầu tư xây dựng (233 chứng chỉ hành nghề); năng lực tổ chức trong lĩnh vực khảo sát xây dựng (216 chứng chỉ hành nghề). Năng lực tổ chức trong lĩnh vực kiểm định xây dựng được cấp chứng chỉ thấp nhất (28 chứng chỉ hành nghề).

Mặt khác, theo phân cấp quản lý của Bộ Xây dựng, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I; Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng (sau đây gọi chung là Sở Xây dựng cấp tỉnh) có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III. So sánh kết quả cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I của Cục Quản quản lý hoạt động xây dựng với kết quả cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III của Sở Xây dựng các địa phương cho thấy:

- Quản lý hoạt động xây dựng với kết quả cấp chứng chỉ hành nghề hoạt. Kể từ khi thành lập Cục Quản lý hoạt động xây dựng đến nay, cả

nước đã cấp được tổng số 15.454 chứng chỉ; trong đó, Cục Quản lý hoạt động xây dựng cấp được 5.755 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I (chiếm tỷ lệ 37%); Sở Xây dựng cấp tỉnh các địa phương cấp được 9.699 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hang III (chiếm tỷ lệ 63%).

- Đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho các

tổ chức. Kể từ khi thành lập Cục Quản lý hoạt động xây dựng đến nay, cả

nước đã cấp được tổng số 6.388 chứng chỉ; trong đó, Cục Quản lý hoạt động xây dựng cấp được 1.664 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I (chiếm tỷ lệ 26%); Sở Xây dựng cấp tỉnh các địa phương cấp được 4.724 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hang III (chiếm tỷ lệ 74%).

Bảng 2.1: Số liệu cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng tổ chức, cá nhân Cá nhân (Chứng chỉ) Tổ chức (Chứng chỉ) Đơn vị cấp chứng chỉ Thực cấp % so với tổng cấp cả nước Thực cấp % so với tổng cấp cả nước Tổng cả nước 15.454 6.388 Bộ Xây dựng (hạng I) 5.755 37 1.664 26

Thành phố Hà Nội (hạng II, III) 700 5 293 5

Thành phố Hồ Chí Minh (hạng II, III) 852 6 404 6

Thành phố Đà Nẵng (hạng II, III) 740 5 108 2

Thành phố Cần Thơ (hạng II, III) 336 2 66 1

Các Sở địa phương còn lại (hạng II, III) 7.071 46 3.853 60

Nguồn: Tác giả tự sưu tầm và tổng hợp.

Đánh giá việc phân cấp thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng giữa Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) với Sở Xây dựng cấp tỉnh của các địa phương, tác giả rút ra một số nhận định chủ yếu sau đây:

* Về ưu điểm

- Việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho tổ chức và cá nhân theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành mặc dù được phân cấp cho các địa phương - theo đó, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I; Sở Xây dựng cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng II và hạng III - một mặt, đảm bảo sự phân cấp, tính tự chủ, nâng cao trách nhiệm, chủ động cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương góp phần cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân trong việc cấp chứng chỉ hành nghề; mặt khác, vẫn đảm bảo sự quản lý nhà nước tập trung, thống nhất trong lĩnh vực xây dựng. Bởi lẽ, việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của các Sở Xây dựng cấp tỉnh phải lấy mã số từ Bộ Xây dựng. Do vậy,

thông qua hoạt động này, Bộ Xây dựng (mà đầu mối là Cục Quản lý hoạt động xây dựng) quản lý, theo dõi được việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của các địa phương. Với cơ chế hoạt động như vậy, thiết nghĩ năng lực, hoạt động của các cá nhân và tổ chức tham gia hành nghề xây dựng được quản lý bài bản, quy củ.

- Hiện tại, công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đang áp dụng giải quyết thủ tục hành chính công theo các tiêu chuẩn cải cách hành chính mức độ 3. Dự kiến đến năm 2019, lĩnh vực quản lý nhà nước này sẽ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng hình thức giải quyết thủ tục hành chính công mức độ 4. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng; từng bước tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, người dân hoạt động hành nghề xây dựng v.v...

* Về tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc phân cấp thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng như đã đề cập cũng bộc lộ hạn chế qua việc triển khai thực hiện trên thực tế. Đó là, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I trên toàn quốc. Vì vậy, một số cá nhân và tổ chức ở các địa phương xa có đủ năng lực hành nghề xây dựng muốn được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I vẫn phải gửi hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng về Cục Quản lý hoạt động xây dựng. Hơn nữa, sau khi nhận đầy đủ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải thẩm tra, xét duyệt hồ sơ và ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Điều này khiến cá nhân, tổ chức có nhu cầu phải mất thời gian chờ đợi mới nhận được chứng chỉ hành nghề. Đây dường như là quy trình chưa thực sự hợp lý và chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, sản xuất - kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng…

Thứ hai, về công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Một là, Cục quản lý hoạt động xây dựng chủ trì soạn thảo:

- Dự thảo Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 87/TTr-BXD ngày 14/11/2016).

- Dự thảo Nghị định quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng (đã được Bộ Tư pháp thẩm định tại văn bản số 307/BTP-PLDSKT ngày 05/10/2016 và đang chỉnh sửa trình Bộ trưởng ký trình Thủ tướng Chính phủ).

- Thông tư số 14/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;

- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng;

- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

- Thông tư số 24/2016/TT-BXD ngày 01/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Quyết định số 1390/QĐ-BXD ngày 29/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành mẫu và hướng dẫn Quy chế hoạt động của Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, Quy chế sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

- Quyết định số 1391/QĐ-BXD ngày 29/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố Bộ câu hỏi trắc nghiệm phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (Cục đã tập trung nhiều công sức, kinh phí, thời gian cùng với các chuyên gia để hoàn thiện).

Hai là, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (sau đây gọi là Cục) phối hợp

với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành khác soạn thảo: - Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 29/8/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

- Phối hợp với Cục Viễn Thông (Bộ Thông tin Truyền thông) ban hành Thông tư liên tịch số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22/6/2016 hướng dẫn quản lý việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

Thứ ba, về công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ. Một là, về quản lý đầu tư xây dựng.

Công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Thông qua việc thẩm định thiết kế, dự toán đã cắt giảm chi phí không hợp lý của nhiều dự án góp phần phòng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng và 26/63 địa phương, trong năm 2016 đã thẩm định 1.369 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (năm 2015 là 1.204 dự án) với tổng mức đầu tư trước khi thẩm định là 66.393,861 tỷ đồng, giá trị tổng mức đầu tư sau khi thẩm định là 65.750,071 tỷ đồng, giá trị cắt giảm tổng mức đầu tư là 642,790 tỷ đồng

(tương đương với 0,97% (năm 2015 là 1,8%)); đã thẩm định thiết kế, dự toán

cho 9.129 công trình (năm 2015 là 4.587 công trình) với tổng giá trị dự toán trước thẩm định là 163.509,626 tỷ đồng, giá trị tổng mức đầu tư sau khi thẩm định là 153.920,999 tỷ đồng, giá trị cắt giảm sau khi thẩm định là 9.589,627 tỷ đồng (tương đương với 5,87% (năm 2015 là 5,02%)); tỷ lệ hồ sơ phải sửa

đổi, bổ sung thiết kế do Bộ Xây dựng thẩm định khoảng 3,47% (năm 2015 là

17,5%), do các địa phương thẩm định khoảng 35,96% (năm 2015 là 26,4%),

qua đó phòng ngừa được nhiều rủi ro về chất lượng công trình. Thời gian thẩm định dự án trung bình là 27 ngày (tương đương năm 2015) [7].

Với sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ và nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo Cục, cán bộ, công chức, viên chức, việc thẩm định dự án, thiết kế cơ sở được thực hiện tốt, đảm bảo thời gian và chất lượng, giúp Chủ đầu tư dự án thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng, giảm thiểu rủi ro khi triển khai thực hiện, chống thất thoát, lãng phí đối với các dự án ngân sách nhà nước.

Hai là, về giấy phép xây dựng.

Công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng được tăng cường thực hiện, các thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng được thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm của các chủ thể liên quan đã được quy định rõ hơn. Theo số liệu báo cáo môi trường kinh doanh Doing Business 2017 công bố tháng 10 năm 2016 của Ngân hàng thế giới (WB), chỉ số về quản lý cấp phép xây dựng của Việt Nam đứng thứ 24/190 quốc gia, dẫn đầu trong nhóm các chỉ số đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong đó tiêu chí về kiểm soát chất lượng xây dựng (một trong các tiêu chí đánh giá chỉ số về quản lý cấp phép xây dựng) ở Việt Nam đứng cao nhất với 12 điểm (cao hơn chỉ số của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD là 11,3 điểm, các nước Đông Á và Thái Bình Dương là 8,7 điểm). Theo báo cáo của 37/63 địa phương, trong năm 2016 đã cấp tiếp nhận, xử lý và thực hiện cấp giấy phép xây dựng đối với 130.946 công trình (trong đó có 4.068 công trình được miễn giấy phép theo quy định của Luật Xây dựng 2014). Tỷ lệ công trình không có giấy phép xây dựng chiếm khoảng 4,86% số lượng công trình được xây dựng (năm 2015

là 3,7%); số công trình sai với giấy phép được cấp chiếm khoảng 2,82% (năm 2015 là 1,11%).

Biểu đồ 2.3: Tình hình cấp phép xây dựng cho các công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)