Giám sátthi công
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng
chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng tại Chương 1 và Chương 2; luận văn đưa ra một số phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng; cụ thể:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
cao chất lượng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
Suy cho cùng mọi việc ở trên đời đều do con người quyết định. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói đại ý, cán bộ quyết định hết thảy. Điều này cho thấy vai trò quyết định của con người. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá nhằm đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Thực tiễn đã chỉ rõ mọi yếu kém, khiếm khuyết trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng đều có nguyên nhân từ chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Đặt trong bối cảnh thách thức của quá trình toàn cầu hóa khiến các quốc gia phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt về kinh tế. Để tránh nguy cơ bị tụt hậu ngày càng xa thì mỗi quốc gia phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, ứng dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Hơn nữa, nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 4 (cách mạng khoa học 4.0) đòi hỏi mỗi quốc gia (trong đó có Việt Nam) phải có sự chủ động, sáng tạo thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng để có thể tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế chủ lực. Nó tạo hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Muốn tạo lập các sản phẩm xây dựng có chất lượng chuyên môn, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiến trúc, mẫu mã v.v... đòi hỏi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hội đủ các năng lực, trình độ chuyên môn. Để có thể sát hạch và không "bỏ lọt" tổ chức, cá nhân không đủ năng lực, trình độ chuyên môn tham gia hoạt động xây dựng thì công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng phải có hiệu quả. Điều này phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ quản lý
nhà nước trong lĩnh vực này. Họ chính là người theo dõi, thanh tra; thậm chí trực tiếp tham gia vào quá trình thẩm tra hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đánh giá năng lực của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải dựa trên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải dựa trên các tiêu chí về quản trị hiện đại.
Sự phát triển của xã hội hiện đại đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước cũng phải thay đổi và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước. Hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã tạo ra cơ hội và thách thức cho quản lý nhà nước. Lối tư duy và phương thức quản lý cũng không còn phù hợp. Ngày nay, các yếu tố đồng thuận xã hội, tham vấn doanh nghiệp, người dân - đối tượng chịu sự quản lý, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước và công khai, minh bạch… có tác động rất lớn đến quá trình quản lý xã hội. Nó đòi hỏi Nhà nước phải có sự thay đổi tư duy và phương thức quản lý mới, tiên tiến hiện đại. Nếu không sẽ khó có thể hội nhập thành công và tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Lĩnh vực quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cũng không phải là một ngoại lệ. Hội nhập quốc tế và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong lĩnh vực xây dựng kéo theo nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Điều này có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ, nó không chỉ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng trong nước cải tiến, đổi mới tư duy, phong cách quản lý, công nghệ, ứng dụng công nghệ xây dựng hiện đại…; thu hút nguồn vốn đầu tư mà còn tạo cơ hội tiếp cận, học hỏi các kinh nghiệm
quản lý tiến tiến, hiện đại trong lĩnh vực xây dựng. Đặt trong bối cảnh đó, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cần phải được đổi mới theo hướng tiếp cận những tiêu chí quản trị hiện đại được thừa nhận rộng rãi trên thế giới nhằm đáp ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải hướng vào việc tạo sự thuận lợi, đơn giản cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Suy cho cùng mục đích của quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng nói riêng là góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí của xã hội. Muốn vậy, hoạt động quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng lấy mục tiêu tạo sự đơn giản, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; lấy lợi ích của doanh nghiệp, cá nhân hoạt động xây dựng làm tôn chỉ, mục đích. Đây chính là biểu hiện, minh chứng sinh động và việc làm thiết thực nhất của phương châm "Chính phủ liêm chính, kiến tạo, đồng hành với doanh nghiệp" mà Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc đã tuyên thệ tại kỳ họp thứ 01 Quốc hội khóa XIV trong bài phát biểu nhậm chức. Với thông điệp này, người đứng đầu bộ máy các cơ quan hành chính mong muốn các cơ quan nhà nước phải hành động, phụng sự vì lợi ích của người dân, của doanh nghiệp. Đây chính là con đường duy nhất để đưa đến mục tiêu có ít nhất một triệu doanh nghiệp vào năm 2020 theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020:
Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp Khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp
khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 05%/năm. Hàng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo [9].
Như vậy, tư duy quản lý dựa trên lợi ích của các cơ quan công quyền và công nghệ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước; sự hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, vòi vĩnh… trong cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng phải bị bãi bỏ và nghiêm trị. Thay vào đó là tuy duy, phương thức quản lý và thái độ phục vụ doanh nghiệp, người dân và đặt lợi ích của doanh nghiệp, người dân lên hàng đầu trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng nhằm đáp ứng ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Để đạt được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh" thì khó có thể bỏ qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh tích lũy tư bản của các nước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa diễn ra thông qua quá trình công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã từng ngày, từng giờ làm thay đổi bộ mặt của đất nước theo hướng văn minh, hiện đại. Mặt khác, quá trình này đã và đang đặt ra những đòi hỏi, thách thức cho quản lý nhà nước. Xét trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng đặt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải thay đổi phương thức quản lý, phong cách quản lý hiện đại, xử lý kịp thời, nhanh chóng các yêu cầu của doanh nghiệp, giảm chi phí xã hội; ứng dụng thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại trong tiếp nhận, thẩm định, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Có như vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và góp phần cải thiện tính hấp dẫn
của môi trường đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, dù muốn hay không Việt Nam cũng phải đổi mới, thay đổi phương thức quản lý nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhằm rút ngắn những sự khác biệt so với thế giới nếu không muốn đứng bên ngoài chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi lẽ, trong một thế giới phẳng khi mà toàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược được thì không một quốc gia nào (trong đó có Việt Nam) lại không hợp tác với các nước khác để duy trì và nâng cao sự tăng trưởng kinh tế. Để hỗ trợ cho quá trình hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nói riêng phải đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải đặt trong tổng thể quá trình đổi mới đồng bộ, căn bản và toàn diện quản lý nhà nước về xây dựng.
Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng là một nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng. Nó có mối quan hệ mật thiết và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau với các lĩnh vực quản lý cụ thể trong xây dựng. Điều này có nghĩa là, mục tiêu của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về xây dựng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng cũng chính là một nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng. Hay nói cách khác, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng không thể tách dời với việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng. Thực tiễn cho thấy nếu sự phối hợp giữa Cục Quản lý hoạt động xây dựng với các vụ, cục, cơ quan chức năng khác của Bộ Xây dựng và với Sở Xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiếu thống nhất, đồng bộ thì việc quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và không đạt hiệu
quả. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải đặt trong tổng thể quá trình đổi mới đồng bộ, căn bản và toàn diện quản lý nhà nước về xây dựng…