Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 39 - 42)

hành nghề trong hoạt động xây dựng

Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng là yếu tố đảm bảo cho mọi hoạt động quản lý được vận hành trơn tru, đồng bộ, thống nhất và nhịp nhàng. Thực tế cho thấy hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng nói riêng không thể thực hiện được nếu thiếu cơ sở vật chất phục vụ. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng bao gồm nguồn vốn, kinh phí; trang thiết bị, phương tiện máy móc, công nghệ; trụ sở, phòng làm việc, bàn ghế, xe cộ, phương tiện đi lại v.v...

Cơ sở vật chất phục vụ tác động đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng trên các khía cạnh cơ bản sau đây:

- Trong trường hợp cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng dồi dào, đầy đủ, động bộ, phù hợp và hiện đại sẽ tạo điều kiện làm việc thoải mái cho cán bộ, công chức nhà nước. Họ yên tâm, phấn khích, hăng say, tận tâm làm việc, phát huy tích chủ động, sáng tạo không ngừng nâng cao năng suất lao động góp phần cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.

- Cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, đầy đủ tạo điều kiện cho quá trình đổi mới công nghệ, trang thiết bị tiên tiến phục vụ góp phần đảm bảo cho quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng tiệm cận và đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý của khu vực cũng như của thế giới.

- Ngược lại, trong trường hợp cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng eo hẹp, thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu sẽ không tạo điều kiện làm việc thoải mái cho cán bộ, công chức nhà nước. Họ làm việc cầm chừng, đối phó chỉ mong sao hoàn thành đủ số lượng ngày công mà không chủ trọng quan tâm đến chất lượng, năng suất lao động. Điều này khiến hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng không được cải thiện.

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng khu trú vào những nội dung cụ thể sau đây:

1. Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội ngành nghề cấp cho cá nhân xác nhận có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và làm cơ sở để doanh nghiệp, công ty ký kết hợp đồng làm việc với họ. Thông qua chứng chỉ hành nghề, Nhà nước giám sát, theo dõi việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

Hoạt động xây dựng mang tính đặc thù về chuyên môn kỹ thuật và có ảnh hưởng không chỉ đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mỗi cá nhân mà còn tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc dân do một nguồn vốn rất lớn

đầu tư vào lĩnh vực này cũng như sản phẩm xây dựng được con người sử dụng để cư trú và làm việc. Vì vậy, quản lý nhà nước về xây dựng và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là cần thiết.

2. Bên cạnh những đặc điểm chung của quản lý nhà nước, loại hình quản lý nhà nước về xây dựng và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng còn có một số đặc điểm riêng như quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực quản lý chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng như quy hoạch xây dựng, quy hoạch kiến trúc, quản lý về tư vấn, thiết kế, thi công và giám sát chất lượng công trình xây dựng; quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; quản lý nhà nước về xây dựng là lĩnh vực quản lý tổng hợp, mang tính chất đa ngành, đa lĩnh vực v.v...

3. Quản lý nhà nước phải đáp ứng một số yêu cầu chủ yếu như quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải dựa trên các quy định của pháp luật và tuân thủ đúng pháp luật; đảm bảo công khai minh bạch, dân chủ và bình đẳng; thích ứng với các quy luật khách quan của kinh tế thị trường và đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế.

4. Nội dung của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm: i) Ban hành thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng; ii) Tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng; iii) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng; iv) Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng; v) Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.

5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng bao gồm: i) Sự phát triển của thị trường xây dựng; ii) Năng lực quản lý của Nhà nước; ii) Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)