Yêu cầu của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 83 - 86)

Giám sátthi công

3.1. Yêu cầu của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

3.1. Yêu cầu của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hoạt động xây dựng

Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ở nước ta cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động

xây dựng phải dựa trên các quy định của pháp luật và tuân thủ đúng pháp luật. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định một quan điểm cơ bản xuyên suốt của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý". Đây là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình quản lý nhà nước ở Việt Nam. Quán triệt quan điểm này vào quá trình quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đặt ra yêu cầu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ này:

Một là, khi tiến hành quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động

xây dựng phải dựa trên các quy định của pháp luật; hai là, khi tiến hành hoạt động quản lý này phải tuân thủ đúng pháp luật. Điều này có nghĩa là quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải tuân theo pháp luật; tuyệt đối không được làm trái quy định của pháp luật và chỉ thực hiện những gì mà pháp luật cho phép. Đối với trường hợp pháp luật chưa quy định thì việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động sẽ không thực hiện. Trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phát hiện những quy định bất cập, không còn phù hợp thì kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung. Để thực hiện được yêu cầu thì Nhà nước cần phải xây dựng, ban

hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng nói riêng thống nhất, hoàn chỉnh, đồng bộ.

Thứ hai, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây

dựng phải đảm bảo công khai minh bạch, dân chủ và bình đẳng.

Công khai minh bạch trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được hiểu là cần xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục, thời gian cấp chứng chỉ hành nghề; quy định rõ hồ sơ, các loại giấy tờ cần thiết xin cấp chứng chỉ; địa điểm nhận hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; đường dây điện thoại nóng để giải đáp mọi thắc mắc, hướng dẫn; thùng thư đóng góp ý kiến của người xin cấp chứng chỉ hành nghề v.v... Các nội dung này được niêm yết công bố công khai tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, địa điểm cấp chứng chỉ và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, nghiên cứu và đưa vào thực hiện việc đăng ký, hoàn thiện hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng qua cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Dân chủ trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được hiểu doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ là đối tượng được phục vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi nhu cầu, ý kiến thắc mắc của họ phải được cán bộ, công chức nhà nước tôn trọng, tiếp nhận và được giải quyết kịp thời, hiệu quả với thái độ niềm nở, vui vẻ, hòa nhã, tận tâm; kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu… Trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cán bộ, công chức nhà nước cần lắng nghe, tiếp thu và cải tiến nâng cao hiệu quả công việc theo sự góp ý của các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề.

Bình đẳng trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được hiểu là không có sự phân biệt đối xử. Mọi cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đều được tiếp nhận giải quyết theo đúng quy trình ISO, theo đúng thứ tự thời gian đăng ký…

Thứ ba, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây

dựng phải thích ứng với các quy luật khách quan của kinh tế thị trường.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải thích ứng với các quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Đây là yêu cầu mang tính tất yếu. Kinh tế thị trường vừa ảnh hưởng tích cực vừa ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý này.

Sự ảnh hưởng tích cực thể hiện hoạt động quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng coi trọng và đề cao tính hiệu quả, sự năng động, sáng tạo v.v... Tuy nhiên bên cạnh đó, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng chịu tác động tiêu cực bởi những mặt trái của kinh tế thị trường như coi trọng giá trị vật chất, "tiền tệ hóa" nội dung, quan hệ giữa người quản lý với đối tượng chịu sự quản lý; thậm chí người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề phải "bôi trơn" cho cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được xem xét, giải quyết… Việc nhận diện yêu cầu quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường có ý nghĩa trong việc phát huy những tác động tích cực; đồng thời, có các giải pháp ngăn ngừa, kiềm chế và xử lý những ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường tạo ra đối với hoạt động quản lý này.

Thứ tư, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây

dựng phải phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ.

Ở mỗi thời kỳ có điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Đặt trong bối cảnh đó, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không thể tách dời, thoát ly với điều kiện,

hoàn cảnh cụ thể. Nếu không đáng ứng yêu cầu của thực tiễn thì hoạt động quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng xa rời thực tế, không khả thi và khó đạt hiệu quả.

Thứ năm, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây

dựng phải đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế.

Như phần trên đã đề cập, hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu không thể đảo ngược đối với mọi quốc gia trên thế giới mà Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức đối với quản lý xã hội nói chung và quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nói riêng ở nước ta. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không thể không tiệm cận và thực hiện theo các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai minh bạch, bình đẳng, liêm chính v.v... Bởi nếu không đáp ứng đòi hỏi này sẽ khiến môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta không cải thiện được chỉ số cạnh tranh, chỉ số công khai minh bạch cũng như tính hấp dẫn để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia và thúc đẩy thị trường xây dựng phát triển lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)