Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 99 - 105)

Giám sátthi công

3.3.6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

đổi, bổ sung hoặc đề xuất với Bộ Xây dựng, Chính phủ ban hành những quy định mới phù hợp hơn. Mặt khác, thông qua thanh tra, Cục Quản lý hoạt động xây dựng đánh giá, xem xét việc tuân thủ pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của các Sở Xây dựng tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác để nhận diện những yếu kém, hạn chế. Trên cơ sở đó, Cục đưa ra khuyến nghị sửa chữa, khắc phục và phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng không thể không thực hiện việc tăng cường, phát huy vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

3.3.6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nghề xây dựng

Một trong những phương thức quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng dựa trên cơ sở pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là phương thức chủ yếu để Cục Quản lý hoạt động xây dựng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Sự hoàn thiện của lĩnh vực pháp luật này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng bao gồm các quy định nằm ở các văn bản pháp luật khác nhau và nó đề cập đến các lĩnh vực chuyên sâu. Các quy định này không chỉ được đề cập trong Luật Xây dựng năm 2014 mà còn hiện diện ở các văn bản hướng dẫn thi hành. Hơn nữa, nội dung của lĩnh vực pháp luật này còn liên quan đến một số lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, tác giả cho rằng lĩnh vực pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây

dựng là lĩnh vực pháp luật mới và đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Vì vậy, lĩnh vực pháp luật này khó tránh khỏi những khiếm khuyết hoặc còn tồn tại những "lỗ hổng" trong công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng do thiếu cơ sở pháp lý. Điều này tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế này ở nước ta.

Tiểu kết Chương 3

1. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng tại Chương 1 và Chương 2, luận văn đưa ra một số yêu cầu và phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. Các phương hướng này tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:

i) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải dựa trên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng;

ii) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải dựa trên các tiêu chí về quản trị hiện đại;

iii) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải hướng vào việc tạo sự thuận lợi, đơn giản cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng;

iv) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng nhằm đáp ứng ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;

v) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải đặt trong tổng thể quá trình đổi mới đồng bộ, căn bản và toàn diện quản lý nhà nước về xây dựng.

2. Dựa trên một số phương hướng chủ yếu nêu trên, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. Các giải pháp này bao gồm:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng.

- Cải tiến phong cách, lề lối làm việc và sự phối kết hợp giữa Cục Quản lý hoạt động xây dựng với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

- Tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng nói chung và pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức nhà nước nói riêng và nhân dân nói chung.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

KẾT LUẬN

1. Hiến pháp năm 2013 long trọng tuyên bố: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" [22, Điều 33]. Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể tự do kinh doanh trong một số ngành, nghề, công dân phải thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật quy định mà một trong số đó là được cấp chứng chỉ hành nghề. Hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi lẽ, sản phẩm của hoạt động xây dựng là nhà ở, công trình xây dựng. Nó được con người sử dụng để ở, sinh sống và làm việc. Vì vậy, nếu doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cung cấp sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn xây dựng v.v... sẽ tiềm ẩn sự nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và tiềm ẩn thiệt hại đến tài sản của cá nhân, của xã hội. Để phòng chống, ngăn ngừa các nguy cơ này có thể xảy ra thì cần thiết phải có sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Một trong những quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực này là cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho tổ chức, cá nhân. Ý nghĩa của hoạt động này là nhằm thẩm tra, công nhận các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn mới được hành nghề xây dựng.

2. Chương 1 luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Chương này phân tích, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của chứng chỉ nói chung và chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nói riêng; luận giải sự cần thiết của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, yêu cầu và các nguyên tắc của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; phân tích nội dung quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Tiếp đó, luận văn phân tích, đánh giá các

yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

3. Chương 2 của luận văn khu trú vào hai nội dung cơ bản; bao gồm phân tích thực trạng nội dung các quy định về quản lý nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những thành tựu; những hạn chế, khiếm khuyết và nhận diện nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết (bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan). Đây là cơ sở để luận văn đưa ra định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng tại Chương 3.

4. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tại Chương 1 và Chương 2, luận văn đưa ra 05 yêu cầu và 05 phương hướng cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở các yêu cầu và phương hướng chủ yếu này, luận văn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. Các giải pháp này bao gồm:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng.

- Cải tiến phong cách, lề lối làm việc và sự phối kết hợp giữa Cục Quản lý hoạt động xây dựng với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

- Tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng nói chung và pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức nhà nước nói riêng và nhân dân nói chung.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)