Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu quảng đông, quảng bình (Trang 44 - 46)

2.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Quảng Bình là một trong những tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng cây keo lai, bạch đàn hay tràm. Bên cạnh đó, phía Nam, Quảng Bình giáp với Quảng Trị – một trong những khu vực tập trung nhiều rừng gỗ nguyên liệu keo, bạch đàn,… và phía Bắc giáp với Hà Tĩnh – tại đây có cảng nước sâu Vũng Áng được quy hoạch trở thành một trong những cảng chính về xuất khẩu dăm gỗ tại Việt Nam. Giống cây bạch đàn lai và keo lai là những loại gỗ nguyên liệu dùng trong sản xuất dăm giấy đã được trồng và cho kết quả tốt tại khu vực Quảng Bình, Quảng Trị với năng suất – chất lượng cao, thời gian đầu tư ngắn. Đây là điều kiện tốt để phát triển vùng nguyên liệu gỗ ổn định để cung cấp cho nhà máy sản xuất dăm gỗ.

Ngày 04/3/2005, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ký quyết định số 09/2005/QĐ-UB về việc thành lập KCN cảng biển Hòn La (KCN Hòn La). KCN Hòn La nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, 12A, thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách vùng nguyên liệu trung bình khoảng 70km (tập trung ở các khu vực thuộc huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị, huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình và huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh), cách cảng biển Hòn La (Quảng Bình) 3km về phía Đông và cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) 35km về phía Bắc. Đây là vị trí thuận lợi trong quá trình thu mua nguyên liệu cũng như vận chuyển sản phẩm đến các cảng biển để xuất khẩu. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đề ra những chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư và xác định KCN Hòn La là một trong những KCN trọng điểm của tỉnh trong tương lai.

Trước đây, vùng nguyên liệu dăm gỗ của khu vực Bắc Trung Bộ tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An nhưng từ những năm 2000, các hộ dân và lâm trường ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị đã được chính sách khuyến khích trồng rừng nhằm tạo thu nhập và phủ xanh đất trống, đồi trọc. Tại Quảng Bình, công ty lâm công nghiệp Long Đại – một trong những DN lớn về trồng và khai thác gỗ đã trồng khoảng 2.500 ha diện tích cây keo lai và được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch trồng 10.000 ha diện tích cây keo lai. Ở phía Bắc Quảng Trị, các hộ gia đình và lâm trường đã trồng được 5.500 ha diện tích cây keo lai, tiến tới quy hoạch trồng tập trung thêm khoảng 5.200 ha.

Mặt khác, tại thời điểm đầu những năm 2000, trên thế giới nhu cầu về nguyên liệu dăm giấy xuất khẩu đang rất lớn và ngày càng gia tăng, chủ yếu tập trung tại các thị trường tiêu thụ dăm giấy lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.... Sự phát triển kinh tế dẫn đến chất lượng sống của người dân tại các nước nay tăng cao, từ đó yêu cầu về sử dụng giấy cũng thay đổi, giấy phải có chất lượng tốt, đẹp và cao cấp hơn. Thêm vào đó, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương với nhiều quốc gia là điều kiện tốt để mở rộng thị trường. Giai đoạn này, Việt Nam cũng đang trong quá trình thương thảo để sớm gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới – WTO.

Trước những điều kiện thuận lợi trên, HĐQT đã quyết định thành lập Công ty Cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng Đông, Công ty được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2005 trên tổng diện tích 6,8 ha.

Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng Đông (sau đây gọi là Công ty Cổ phần Quảng Đông)

Tiếng Anh: Quang Dong Processing Export Forest Products Joint Stock Company Tên viết tắt: Quang Dong PEFSCO

MST: 3100320143

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 29030000027 - Cấp lần đầu vào ngày: 10/12/2004, đăng ký thay đổi lần thứ hai vào ngày 09/6/2015

Vốn điều lệ: 11 tỷ VNĐ Cổ đông gồm có:

-Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ với số vốn góp 4,720 tỷ VNĐ tương đương với 944 cổ phần

-Công ty TNHH 1 thành viên Lâm công nghiệp Long Đại với số vốn góp 3,940 tỷ VNĐ tương đương 788 cổ phần

-Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Đường Chín Quảng Trị với số vốn 2,34 tỷ VNĐ tương đương 468 cổ phần

-Mệnh giá 1 cổ phần = 5.000.000 VNĐ.

Giai đoạn từ 2005 - 2006, tổng diện tích sử dụng sản xuất của công ty ban đầu là 3,5 ha với 01 nhà xưởng, 01 bãi dăm và 01 hệ thống máy băm dăm cũ của Đài Loan, máy xúc lật, máy cào dăm vẫn đang thuê ngoài.

Giai đoạn từ 2006 - 2007, Công ty đã đầu tư thêm 01 hệ thống máy băm dăm, xây dựng thêm tòa nhà hành chính làm việc. Nguồn nguyên liệu chủ yếu giai đoạn này là rừng trồng và rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 2007 đến nay, toàn bộ diện tích 6,8 ha đã được sử dụng hết. Công ty đã xây dựng thêm một phân xưởng làm việc, đầu tư mua mới 01 máy xúc lật, 01 máy cào dăm, xây dựng thêm căn tin phòng nghỉ cho cán bộ công nhân viên. Vùng nguyên liệu công ty được mở rộng ra địa bàn tỉnh Quảng Trị và cả ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu quảng đông, quảng bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)