Quy mô nguồn vốn của công ty Cổ phần Quảng Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu quảng đông, quảng bình (Trang 50)

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 2014/2013 2015/2014 6tháng đầu 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Nợ phải trả 27.051 10.444 20.596 24.552 -16.607 -61,39% 10.152 97,20% 3.955 19,20% Vốn chủ sở hữu 20.048 20.972 18.923 17.459 924 4,61% -2.049 -9,77% -1.464 -7,73% Tổng nguồn vốn 47.099 31.416 39.519 42.011 -15.684 -33,30% 8.103 25,79% 2.492 6,31%

(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của công ty Cổ phần Quảng Đông)

Theo số liệu BCTC của Công ty, trong những năm qua, tổng nguồn vốn có xu hướng biến động liên tục. Trong năm 2013, tổng nguồn vốn của Công ty đạt 47.099 triệu đồng, tuy nhiên, qua năm 2014, tổng nguồn vốn đã giảm xuống với tốc độ 33,3%. Bước sang năm 2015, tổng nguồn vốn của công ty đã tăng trưởng thêm 25,79% đạt 39.519 triệu đồng. Trong nửa đầu năm 2016, tổng nguồn vốn của Công ty đã phục hồi về mức 41.011 triệu đồng, tăng 6,31% so với năm 2015. Thông qua biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn bên dưới, có thể thấy rõ xu hướng tăng/giảm này cùng quy luật tăng/giảm của nợ phải trả. Tuy nhiên, mức độ biến động của nợ phải trả lớn hơn nhiều so với tổng nguồn vốn, trong năm 2014, nợ phải trả giảm 61,39% - gần gấp đôi so với tốc độ giảm của nguồn vốn cùng trong năm và tăng mạnh ở mức 97,20% - gấp gần 4 lần so với tốc độ tăng của nguồn vốn trong năm 2015. Tốc

độ này gấp 3 lần tốc độ tăng của nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2016. Điều này cho thấy Công ty có xu hướng phụ thuộc hơn vào các nguồn tài chính bên ngoài. Trái ngược với xu hướng thay đổi của tổng nguồn vốn và tổng nợ, VCSH của Công ty tăng nhẹ 4,61% trong năm 2014 và giảm nhẹ -9,77% trong năm 2015 xuống còn 18.923 triệu đồng. Điều này xuất phát từ việc lợi nhuận của công ty giảm nhẹ trong năm 2015 – đây là năm khó khăn không chỉ riêng với công ty mà còn chung trong toàn ngành dăm do nguyên liệu trở nên khan hiếm, phải mất khoảng 3 – 4 năm tiếp theo, nguồn nguyên liệu rừng trồng mới phục hồi lại. Không ngoài xu hướng trên, 6 tháng đầu năm 2016, VCSH tiếp tục giảm thêm 7,73% về còn 17.459 triệu đồng. Năm 2016 tiếp tục là một năm đầy khó khăn của Công ty nói riêng và ngành dăm gỗ xuất khẩu nói chung.

(Đơn vị: Triệu đồng)

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn

Qua bảng các chỉ tiêu thể hiện cơ cấu nguồn vốn, ta thấy tỷ số nợ/tổng TS của công ty trong năm 2013 và xấp xỉ tương đương nhau ở mức khá cao so với năm 2014, tuy nhiên vẫn trong ngưỡng an toàn mà các ngân hàng có thể chấp nhận cho DN vay.

Bảng 2.2. Các tỷ số thể hiện cơ cấu nguồn vốn tại công ty Cổ phần Quảng Đông

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 2014/2013 2015/2014 2015/6 tháng đầu 2016 +/- % +/- % +/- % Hệ số nợ 0,57 0,33 0,52 0,58 -0,24 -42,12% 0,19 56,77% 0,06 12,13% Hệ số nhân VCSH 2,35 1,50 2,09 2,41 -0,85 -36,24% 0,59 39,41% 0,32 15,22% Nợ/VCSH 1,35 0,50 1,09 1,41 -0,85 -63,09% 0,59 118,56% 0,32 29,20% Tỷ suất tự tài trợ TSDH 3,56 3,63 1,73 1,41 0,08 2,22% -1,91 -52,53% -0,31 -18,12%

(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của công ty Cổ phần Quảng Đông)

Hệ số nhân VCSH của DN qua các năm biến động mạnh, tỷ lệ này đạt mức thấp nhất ở năm 2014 và đạt 2,09 trong năm 2015, tốc độ tăng 39,41%. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ/VCSH cũng cùng xu hướng và luôn ở mức trên 0,5. Cả hai hệ số này cho thấy Công ty dựa khá nhiều vào nguồn nợ để đầu tư cho việc mua sắm tài sản và kinh doanh. Đây cũng là xu hướng phổ biến tại các công ty trong lĩnh vực chế biến dăm gỗ. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty một mặt tạo ra nguồn tài trợ từ đi vay cho Công ty, một mặt cũng mang đến những rủi ro tiềm ẩn nếu công ty không thể trả nợ. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong thời gian qua đã cho thấy việc sự dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính của Công ty. Một điểm đáng chú ý, từ năm 2013 đến nay, Công ty không có khoản vay dài hạn nào. Như vậy, Công ty đã giảm thiểu được chi phí cho tài chính dài hạn, đây được xem là một trong những gánh nặng của nhiều DN hiện nay.

Mặt khác, tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty có xu hướng giảm, tuy nhiên luôn ở mức cao, thời điểm cao nhất đạt 3,63 (năm 2014) tăng 2,22% so với cùng kỳ năm 2013 và giảm mạnh với tốc độ 52,53% về còn 1,73 trong năm 2015. Dù vậy, tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty luôn lớn hơn 1,5, thể hiện một tiềm lực tài chính tương đối vững mạnh khi phần lớn TSDH của công ty được tài trợ bằng VCSH.

Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty (Chi tiết ở Phục lục 17 của Luận văn), nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Năm 2013, nợ phải trả chiếm tỷ trọng 57,44%, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 100% tổng nợ với phần lớn thuộc về các khoản phải trả người bán ngắn hạn và chi phí phải trả ngắn hạn.

Bước sang năm 2014, VCSH tăng nhẹ 4,61% nhưng nợ phải trả lại đột ngột giảm mạnh 61,39%, do đó, tỷ trọng nợ phải trả chỉ còn chiếm 33,25% trong tổng nguồn vốn, VCSH vượt lên chiếm 66,75% tổng nguồn vốn. Nợ giảm mạnh chủ yếu trong năm nay bắt nguồn từ khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn 42,46% tổng nợ của Công ty trong năm 2013 đã được chi trả. Mặt khác, trong năm 2014, công ty đã trong nợ của công ty đã sử dụng hợp lý các khoản vay ngắn hạn để đầu tư và tạm ứng cho người bán trong ngắn hạn nên tính đến cuối năm này, vay ngắn hạn của công ty giảm mạnh với tốc độ 82,5%, chỉ còn chiếm 11,14% trong tổng nợ. Nhờ vậy, các khoản phải trả người bán trong ngắn hạn cũng giảm nhẹ và tăng tỷ trọng từ 11,18% lên 15,6% trong năm 2014, giữ vị trí chủ chốt trong tổng nợ.

Đến năm 2015, nợ phải trả đã tăng mạnh 47,71% so với năm 2014. Nợ tăng được thể hiện đồng loạt ở tất cả các khoản mục, đặc biệt tập trung vào khoản nợ ngắn hạn trong đó phải trả người bán ngắn hạn và khoản phải trả người lao động. Khoản phải trả người bán ngắn hạn đã tăng 117,19% trong khi khoản vay ngắn hạn có tỷ trọng lớn nhất trong năm 2014 chỉ tăng 17,14%. Nửa sau của năm 2015, Công ty đã tiến hành bổ sung một số khoản vay ngắn hạn, tập trung tại Ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh Quảng Bình (VCB Quảng Bình) chủ yếu để tạm ứng cho khách hàng và tập trung thu nguyên liệu. Trong giai đoạn này, thị trường nguyên liệu gỗ cho ngành dăm tại Bắc Trung Bộ bắt đầu trở nên khan hiếm đẩy giá nguyên liệu tăng cao, thêm vào đó, công ty cũng mở rộng kinh doanh với một số khách hàng

mới nên phải tuân thủ một số điều khoản thanh toán ngặt nghèo hơn. Chính vì vậy, nợ phải trả của Công ty tăng cao đẩy tỷ trọng lên 52,12% và giảm tỷ trọng của VCSH xuống còn 47,88% tổng nguồn vốn, trong đó lớn nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn lợi nhuận chưa phân phối lần lượt chiếm 27,83% và 7,78% tổng nguồn vốn.

Qua phân tích, có thể thấy trong nhiều năm Công ty liên tục sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh, nợ phải trả giữ vị trí trong yếu trong tổng nguồn vốn. Công ty đang kinh doanh với một cơ cấu tương đối tốt khi giữ được gần như cân bằng giữa nợ phải trả và VCSH. VCSH được sử dụng tài trợ toàn bộ cho TSDH do vậy, tài chính của công ty vẫn rất an toàn. Các khoản nợ ngắn hạn được bố trí, phân bổ trả nợ hợp lý, Công ty luôn trả nợ đúng hạn.

2.2.1.3. Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Để đánh giá tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, ta có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.3. Các tỷ số thể hiện tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Quảng Đông

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- %

VLĐ thường xuyên Triệu

đồng 14.409 11.561 7.956 5.102 -2.848 -19,77% -3.605 -31,18% Nguồn vốn tài trợ thường xuyên Triệu đồng 20.048 20.972 18.923 17.459 924 4,61% -2.049 -9,77% Hệ số tài trợ thường xuyên Lần 0,31 0,33 0,20 0,12 0,03 8,23% -0,13 -39,20% Hệ số VCSH so với NV thường xuyên Lần 1,00 1,00 1,00 1,00 0,00 0,00% 0,00 0,00% Hệ số NV thường xuyên so với TSDH Lần 3,56 3,63 1,73 1,41 0,08 2,22% -1,91 -52,53%

-Vốn lưu động thường xuyên (NWC) của Công ty trong năm 2013 đạt mức cao nhất 14.409 triệu đồng, sau đó giảm dần qua các năm sau với tốc độ lần lượt 19,77% trong năm 104 và 31,18% trong năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2016, NWC của Công ty đạt 5.102 triệu đồng, đạt 64,13% so với cả năm 2015. Dù mang xu hướng giảm nhưng NWC của Công ty luôn dương và đạt trên 7 tỷ đồng/năm. Điều này cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty không những được sử dụng để tài trợ cho TSDH, cụ thể ở đây là TSCĐ mà còn tài trợ một phần cho TSNH. Có thể thấy, Công ty đang có cân bằng tài chính tốt, an toàn và bền vững. Công ty luôn duy trì một mức VLĐ thường xuyên hợp lý để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Mặt khác, trong giai đoạn này. Mặt khác, trong năm 2014 và 2015, NWC của Công ty giảm mạnh xuất phát trừ việc công ty đã thanh lý một số lượng hàng tồn kho lớn trong năm 2013, điều này thể hiện rõ ở chỉ số hàng tồn kho giảm mạnh với tốc độ 74,53% trong năm 2014 và 27,28% trong năm 2015. Thay vì chỉ cung cấp chủ yếu cho công ty Vijachip là đối tác lâu năm, công ty đã chủ động tìm kiếm và mở rộng hợp tác kinh doanh với khách hàng mới.

-Hệ số tài trợ thường xuyên trong giai đoạn 2013 – 2015 có xu hướng tăng trong năm 2014 nhưng sụt giảm trong năm 2015. Tuy nhiên, hệ số này luôn lớn hơn 0,2 nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên của công ty luôn đạt từ 20% - 30% trong tổng nguồn vốn. Hệ số này bằng 0,12 trong 6 tháng đầu năm 2016. Như vậy, hệ số tài trợ thường xuyên của Công ty qua các năm ở mức trung bình cho thấy công ty có chú trọng đến sức khỏe tài chính của đơn vị nhưng tính đổn định và cân bằng tài chính vẫn chưa cao.

-Bên cạnh đó, hệ số VCSH so với NV thường xuyên của Công ty luôn duy trì ở mức 1,00 cho thấy Công ty không hề có các khoản nợ dài hạn, toàn bộ NV thường xuyên được tài trợ bởi VCSH, Công ty tương đối tự chủ và độc lập về mặt tài chính. -Hệ số NV thường xuyên so với TSDH luôn đạt từ 1,41 trở lên và mang xu hướng giảm, chỉ riêng năm 2014, hệ số này tăng 2,22% so với năm 2013 đạt mức cao nhất bằng 3,63. Điều này thể hiện phần lớn TSDH của Công ty được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên, bổ sung thêm tính ổn định và bền vững, cải thiện khả năng tài chính của Công ty.

Nhìn chung, Công ty có tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tốt. Mặc dù các chỉ tiêu phản ánh có xu hướng giảm nhưng chỉ biến động nhẹ và vẫn đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty.

2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản

2.2.2.1. Quy mô tài sản và cơ cấu tài sản

Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015, có thể thấy quy mô tài sản Công ty ngày càng thu hẹp. Cuối năm 2014, tổng tài sản của Công ty giảm 33,6% từ 47.099 triệu đồng xuống còn 31.276 triệu đồng, bước sang năm 2015, tổng tài sản đã tăng lên 26,36% so với năm 2014, tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với năm 2013. Có thể thấy, trong năm 2015, cả TSNH và TSDH đều có sự tăng lên đáng kể đã dẫn đến sự gia tăng trong tổng TS, đặc biệt ở chỉ tiêu TSDH. Trong các năm 2013, 2014, TSCĐ chiếm toàn bộ TSDH của Công ty; sang năm 2015, Công ty thực hiện một số sửa chữa nhỏ ở khu vực nhà xưởng, do vậy phần TSDH bao gồm TSCĐ và TS dở dang dài hạn; 6 tháng đầu năm 2016, công ty đã thực hiện xong quá trình sửa chữa, do vậy phần TSDH hiện nay chỉ bao gồm TSCĐ.

Xét trên góc độ tỷ trọng của tài sản cố định trên tổng tài sản, rõ ràng, Công ty có mức đầu tư vào TSCĐ thấp nhưng tăng đều qua các năm, lần lượt ở các mức 11,97%, 18,45% và 54,11%. Đây là đặc điểm chung của các công ty sản xuất dăm gỗ do máy móc phục vụ trong ngành khá đơn giản, nhà xưởng không cần phải xây dựng quy mô, chắc chắn; trung bình, suất đầu tư của các nhà máy dăm khoảng 300.000 – 350.000 đồng/tấn dăm khô. Trong năm 2015, TSCĐ của Công ty tăng lên đáng kể, so với năm 2013 ở mức 92,34%, tỷ suất TSCĐ/Tổng TS cũng tăng 85,53% so với năm 2013. Điều này xuất phát từ việc Công ty đã chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh, đầu tư thêm đội xe tải phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa.

Bảng 2.4. Quy mô tài sản của công ty Cổ phần Quảng Đông

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 2014/2013 2015/2014 6 tháng đầu 2016/2015 % % % Tài sản ngắn hạn 41.461 25.505 28.552 29.653 -38,48% 11,95% 3,71% TSNH/Tổng TS 88,03% 81,55% 72,25% 70,58% -7,36% -11,41% -2,36% Tài sản dài hạn 5.639 5.770 10.967 12.358 2,34% 90,06% 11,25% TSDH/Tổng TS 11,97% 18,45% 27,75% 29,42% 54,11% 50,41% 5,66% Tài sản cố định 5.639 5.770 10.960 12.358 2,34% 89,94% 11,31% Tổng tài sản 47.099 31.276 39.519 42.011 -33,60% 26,36% 5,93% TSCĐ/Tổng TS 11,97% 18,45% 27,73% 29,42% 54,11% 50,32% 100%

(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của công ty Cổ phần Quảng Đông)

(Đơn vị: Triệu đồng)

Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng tài sản tại Công ty, có thể thấy trong khi TSDH mang xu hướng tăng đều đặn qua các năm, TSNH và tông TS lại cùng một nhịp độ khi khởi đầu với một sự sụt giảm mạnh trong năm 2014 và tăng đều trở lại ở những năm sau đó. Trong năm 2014, TSNH của công ty sụt giảm đến 38,48% trong khi TSDH chỉ tăng nhẹ 2,34%. Năm 2015 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh nhất của TSDH khi Công ty quyết định đầu tư mua sắm thêm đoàn xe vận tải để mở rộng kinh doanh, TSDH đã tăng thêm 90,06%, trong khi đó, TSNH chỉ tăng nhẹ 11,95%. Tính đến hết tháng 6 năm 2016, toàn bộ TS của Công ty đã tăng lên thêm 5,39% so với thời điểm cuối năm 2015.

Nhìn vào phần TSNH, khoản mục này đã giảm mạnh trong năm 2014 bởi trong năm này, Công ty đã thanh lý được 74,53% giá trị HTK tương đương với 19.976 triệu đồng (chỉ tiêu chiếm đến 65% TSNH trong năm 2013). Ngược lại, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền lại tăng cao (1026,38%) trong năm 2014 đã nâng tỷ trọng của khoản mục này từ 3,01% (2013) lên 55,08% (2014). Sang năm 2015, một lần nữa, tỷ trọng của TSNH lại có sự biến động lớn. Cụ thể, các khoản phải thu NH tăng mạnh với tốc độ 346,04% so với năm 2014, do đó, khoản mục này vươn lên trở thành khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (72,34%) trong TSNH. HTK và tiền mặt tiếp tục giảm xuống lần lượt ở mức 27,28% và 79,12% đẩy tỷ trọng về còn 17,38% và 10,27% trong tổng TSNH. Trong 6 tháng đầu năm 2016, công ty chuyển hướng tăng mạnh dự trữ tiền mặt (234,14%) và HTK (9,92%) so với cuối năm 2015 và giảm các khoản phải thu NH (30,3%). Do đó, cơ cấu các khoản mục trong phần TSNH có sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu quảng đông, quảng bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)