Việc đánh giá công chức cần tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản:
Thứ nhất, nguyên tắc công bằng, khách quan. Nội dung đánh giá phải được công khai, đồng nhất hóa các tiêu chuẩn, các phương pháp để đạt tới sự công bằng, hợp lý trong đánh giá. Thực hiện công tác đánh giá cần phải khách
quan, minh bạch, dựa trên nhiều góc độ, nhiều tầng cấp, tổng hợp các nhân tố chủ quan, khách quan, chống chủ nghĩa cá nhân, phiến diện.
Thứ hai, nguyên tắc chú trọng thành tích thực tế. Nguyên tắc này được rất nhiều nước có nền hành chính phát triển như: Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản,... áp dụng. Nguyên tắc này lấy thành tích thực tế của công chức làm điểm quan trọng nhất trong việc đánh giá. Thành tích thực tế trong công tác là sự phản ánh khách quan, tổng hợp các năng lực, thái độ và chất lượng của công chức. Công tác đánh giá phải căn cứ vào yêu cầu về chức vụ và thứ bậc của công chức để đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp với thành tích thực tế và hành vi công chức.
Ngoài ra, một số nguyên tắc khác cần được chú ý khi tiến hành đánh giá công chức, đó là:
- Nguyên tắc phân loại sát hạch: nhằm khoa học hóa công tác đánh giá để có thể đánh giá chính xác những biểu hiện về tài đức của công chức, sử dụng hợp lý những người tài giỏi. Nguyên tắc này yêu cầu phân loại chức vụ, căn cứ vào đặc điểm công tác và đối tượng khác nhau của công chức mà định ra những nội dung và tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, tránh đơn giản hóa do sử dụng cùng một loại tiêu chuẩn cho mọi chức vụ, mọi công chức.
- Nguyên tắc giám sát dân chủ: yêu cầu tôn trọng sự lựa chọn và giám sát của các cấp lãnh đạo và của nhân dân. Căn cứ yêu cầu của việc phân loại công chức để áp dụng các hình thức dân chủ khác nhau đối với các đối tượng công chức khác nhau.
- Nguyên tắc chú ý đến hoàn cảnh khách quan tác động đến công chức; nguyên tắc đánh giá kịp thời, thường xuyên.
Tùy hoàn cảnh đánh giá cụ thể, chủ thể có thể chú trọng đến một hoặc một số các nguyên tắc trong đánh giá. Qua nghiên cứu cho thấy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quyết định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi đánh giá công chức phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của người được đánh giá,
đối chiếu với số lượng, khối lượng công việc do cơ quan, tổ chức cấp trên hoặc người đứng đầu đơn vị giao; làm rõ ưu, khuyết điểm về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Yêu cầu đặt ra trong đánh giá công chức là phải đảm bảo chính xác, khách quan, nghiêm túc, công bằng, vô tư, không thiên vị.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị là một trong những cơ sở để đánh giá, phân loại công chức. Về nguyên tắc, kết quả đánh giá, phân loại từng đối tượng công chức không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với công chức không đảm nhiệm được các nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ (do trình độ, năng lực hạn chế) thì được phân loại ở mức cao nhất là hoàn thành nhiệm vụ nhưng c n hạn chế về năng lực.
Việc đánh giá công chức phải căn cứ vào nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008; kết quả công tác cụ thể của m i chức danh công chức trong thời gian đánh giá (tháng, quý, năm); tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức; chức trách, nhiệm vụ được giao và kế hoạch công tác được phê duyệt; môi trường và điều kiện làm việc của công chức trong giai đoạn được đánh giá; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Đồng thời, việc đánh giá công chức cần căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ (tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể); hiệu quả công tác thực tế, hiệu quả về kinh tế; về xây dựng đảng, chính quyền và đoàn thể; về đoàn kết nội bộ; mức độ tín nhiệm của cấp dưới, đồng nghiệp và quần chúng; môi trường và điều kiện công tác, căn cứ vào trách nhiệm liên đới; xem xét tổng thể các mối quan hệ xã hội và gia đình…