Nhữngthành công và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức của UBND huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Qua phân tích thực trạng đánh giá công chức hàng năm tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện Đông Anh, có thể thấy công tác đánh giá công chức đạt được những kết quảsau:

Thứ nhất, các cơ quan đã phổ biến, quán triệt nội dung đánh giá công chức hàng năm đến toàn thể công chức cơ quan mình. Đa số công chức đã nhận thức được việc đánh giá hàng năm là một quy định bắt buộc và nắm được nội dung đánh giá, thời điểm tiến hành đánh giá. Công tác đánh giá công

chức đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc của công tác đánh giá công chức như: Nguyên tắc tập trung dân chủ; chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước…cơ bản đã thực hiện đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Người đứng đầu cơ quan đã quan tâm áp dụng phương pháp mới bên cạnh phương pháp bình bầu truyền thống để đánh giá côngchức.

Thứ hai, công tác đánh giá hoạt động công vụ của công chức hàng năm đã đưa ra những kết quả ngày càng chính xác, kịp thời hơn nhằm khắc phục những thiếu sót của công chức và tập thể; kịp thời điều chỉnh hoạt động để hoàn thành công việc tốt hơn, kịp thời khen thưởng, động viên các công chức, tập thể có kết quả công táctốt.

Thứ ba, đánh giá công chức định kỳ hàng năm đã giúp cho công chức nhận thấy được những mặt mạnh của mình để phát huy và biết được những hạn chế để khắc phục kịp thời. Mặt khác giúp cho cơ quan có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho côngchức.

Thứ tư, cùng với việc đánh giá của người đứng đầu cơ quan và đánh giá của thủ trưởng cấp trên trực tiếp, các cơ quan chuyên môn của huyện đã bước đầu chú ý đến việc lấy ý kiến của các chủ thể khác như doanh nghiệp, nhân dân, làm cơ sở quan trọng để đánh giá công chức hàng năm cũng như đánh giá khi thực hiện các khâu trong quản lý, sử dụng côngchức.

Thứ năm, nguyên tắc công khai các thủ tục trong đánh giá công chức dần dần được quan tâm thực hiện. Công tác kiểm tra việc đánh giá được triển khai, góp phần quan trọng đảm bảo công tác đánh giá công chức được thực hiện công khai hơn, minh bạch và chính xác, khách quan, công bằnghơn.

Thứ sáu, kết quả đánh giá công chức đã giúp cho Uỷ ban Nhân dân huyện Đông Anh từng bước xem xét để xây dựng đội ngũ công chức chất lượng ngày càng cao, góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động công vụ của cơ quan chuyênmôn.

* Nguyên nhân thành công

Để đạt những kết quả trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy định của Đảng và Nhà nước về đánh giá công chức đã được ban hành ngày càng hoàn thiện từng bước quan trọng. Địa vị pháp lý của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện được quy định rõ ràng, giúp cho công tác quản lý nói chung và công tác đánh giá nói riêng được tiến hành nghiêm túc, chuyên nghiệp và chính quy hơn. Uỷ ban Nhân dân huyện Đông Anh đã quan tâm ban hành các văn bản hướng dẫn về đánh giá côngchức hàng năm, đây là những quy định pháp lý để công tác đánh giá được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

Thứ hai, nhận thức tầm quan trọng, vai trò của công tác đánh giá của các cấp uỷ đảng từ tỉnh cho đến huyện đã được nâng lên một bước quan trọng. Nhờ đó công tác đánh giá được chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệuquả.

Thứ ba, vai trò của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trong đánh giá công chức ở một số cơ quan đơn vị ngày càng thể hiện sự quan tâm đến công tác đánh giá, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng những kiến thức tìm hiểu được về phương pháp đánh giá công chức vào thực tiễn.

Thứ tư, sự kiểm soát của nền hành chính, kiểm soát của xã hội đối với công tác đánh giá công chức dần dần được phát huy, thúc đẩy công tác đánh giá được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức của UBND huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)