Kết quả đánh giá, xếp loại hằng tháng của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng là căn cứ để bình xét khen thưởng hằng tháng; là căn cứ chính để đánh giá, xếp loại thi đua đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng hằng năm; là cơ sở để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định và theo yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan đơn vị.
Đánh giá, xếp loại hằng tháng đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chuẩn hoá và xây dựng phong cách làm việc chuyện nghiệp; nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng, tạo môi trường sáng tạo, đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong năm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác theo lịch từng tuần, từng tháng phân công rõ người (chủ trì, tham mưu, phối hợp), rõ việc, rõ tiến độ.
Việc đánh giá, xếp loại hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chính xác, khách quan, công bằng, đúng thực chất và đúng trình tự quy định. Phải thực hiện đánh giá đa chiều, liên tục và lượng hoá được kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng gắn với kết quả công tác của từng bộ phận, cơ quan, đơn vị (trên cơ sở phân tích về tổng khối lượng và tính chất, mức độ của công việc).
Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ và kết quả thực hiện các tiêu chuẩn khung năng lực vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại.
Hằng tuần công chức báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ của cá nhân (theo Mẫu A3.1 - phần Phụ lục); đồng thời căn cứ vào ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực và kỹ năng lãnh đạo, điều hành (đối với lãnh đạo quản lý), năng lực và kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ (đối với công chức không là lãnh đạo quản lý), Thủ trưởng đơn vị xác định điểm cộng, điểm trừ đối với từng người để làm căn cứ đánh giá, chấm điểm.
Đánh giá kết quả hằng tháng:
Bước 1: Cá nhân tự đánh giá, chấm điểm
- Trước ngày24hàng tháng công chức tự chấm điểm đánh giá, xếp loại và gửi Phiếu tự đánh giá xếp loại tới lãnh đạo cấp phó phụ trách hoặc thủ trưởng đơn vị.
+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý áp dụng theo Mẫu A4 + Công chức, viên chức chuyên môn áp dụng theo Mẫu A5
- Trong Phiếu tự đánh giá chấm điểm, cần nêu cụ thể các tồn tại, hạn chế đối với các mục không đạt điểm tối đa, nguyên nhân để xảy ra tồn tại (nếu có).
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá công chức hàng tháng
STT Nội dung tiêu chí Điểm tối đa
1 Ý thức tổ chức kỷ luật 20 2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ, trong đó:
3 - Năng lực và kỹ năng lãnh đạo, điều hành (tổ chức
thực hiện nhiệm vụ) 20
4 - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, lịch công tác
đảm bảo tiến độ, chất lượng 50
5 Điểm thưởng 10
Tổng điểm 100
Nguồn: Phòng Nội vụ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Bước 2: Nhận xét đánh giá (trước ngày 26 hàng tháng)
- Cấp trên trực tiếp phụ trách khối/bộ phận nhận xét, đánh giá đối với công chức thuộc khối/bộ phận phụ trách.
- Tập thể đồng cấp nhận xét, đánh giá (nếu cần).
Bước 3: Thủ trưởng (cấp có th m quyền đánh giá, quyết định xếp loại)
xem xét, quyết định mức xếp loại đối với công chức theo thẩm quyền, phân cấp (hoàn thành chậm nhất ngày 27 hàng tháng).
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: từ 90 đến 100 điểm. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ: từ 70 - dưới 90 điểm.
- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế: từ 50 - dưới 70 điểm - Không hoàn thành nhiệm vụ: dưới 50 điểm.
Sau khi có kết quả xếp loại, các đơn vị có trách nhiệm thông báo, công khai kết quả xếp loại đối với công chức thuộc đơn vị mình theo thẩm quyền, phân cấp quản lý (theo mẫu B1, B2 - phần Phụ lục) kể từ ngày 28 hàng tháng
Thực hiện đánh giá kết quả hàng tuần là cơ sở để đánh giá hàng tháng và tổng hợp làm cơ sở căn cứ cho việc đánh giá công chức cả năm.
Việc đánh giá công chức hàng năm được thực hiện vào thời điểm tháng 12 hàng năm và chậm nhất là tháng 01 năm sau, theo quy định của cơ quan đảng hiện nay thì cơ quan hành chính, sự nghiệp phải đánh giá kết quả công tác trong năm của công chức, viên chức trước khi đánh giá về mặt đảng; công chức hầu hết là đảng viên, đồng thời là đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên nên việc đánh giá trùng với thời điểm các tổ chức trên đánh giá thành viên của mình.
Uỷ ban Nhân dân huyện Đông Anh chưa có quy trình thống nhất thực hiện chung mà chủ yếu thực theo quy định trình tự, thủ tục đánh giá với công chức theo nhưng quy định của Chính phủ nhưsau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình các bước đánh giá công chức đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
Sơ đồ 2.2. Quy trình các bước đánh giá công chức đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Phòng Nội vụ lưu hồ sơ Công chức tự đánh giá Tập thể góp ý kiến Thủ trưởng cấp trên đánh giá xếp loại Công chức tự đánh giá Thủ trưởng nhận xét Tập thể góp ý kiến Thủ trưởng đánh giá xếp loại Phòng Nội vụ lưu hồ sơ
Quy trình đánh giá, xếp loại công chức hàng năm được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn đánh giá công chức hàng năm của UBND Thành phố Hà Nội.
Kết quả khảo sát cho thấy việc tuân theo quy trình đánh giá trên vẫn còn tình trạng một số cơ quan chưa thực hiện chưa đảm bảo trình tự đánh giá công chức cuối năm. Một số cơ quan không tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cấp uỷ đảng đối với công chức lãnh đạo, quản lý trước khi đánh giá giá công chức. Kết quả xét sáng kiến của cá nhân để đủ điều kiện đánh giá tập thể cơ quan xuất sắc đã tác động kết quả đánh giá công chức, ngoại trừ công chức bị xử lý kỷ luật. Khi triển khai quy trình đánh giá thì bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong việc lấy ý kiến góp ý, nhận xét để người có thẩm quyền đánh giá công chức. Do tâm lý ngại va chạm, cào bằng, né tránh, thậm chí không ít trường hợp do bị áp đặt, thiếu dân chủ nên hầu như rất ít ý kiến được đưa ra tại các cuộc họp lấy ý kiến để đánh giá công chức. Việc tuân thủ trình tự đánh giá cũng chưa thật sự chặt chẽ, đúng quy định. Nhiều cơ quan không tuân thủ trình tự đánh giá theo quy định. Có cơ quan thực hiện việc đánh giá qua loa, hình thức, làm tắt, bỏ một số công đoạn đánh giá. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 25/89 ý kiến, tương đương 28,08% ý kiến được hỏi cho rằng việc lấy ý kiến nhận xét, góp ý qua loa, hình thức, chưa thực sự nghiêm túc. Quy trình đánh giá chưa thực sự đảm bảo, cách tổ chức đánh giá chưa khoa học và phù hợp. Như vậy hiện tượng áp đặt, định hướng trong đánh giá vẫn còn tồn tại. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của công tác đánh giá hiện nay. Những tồn tại trên dẫn đến việc có tới 28/89 tương đương 31,46% ý kiến cho rằng kết quả đánh giá chưa khách quan, thiếu côngbằng.
2.2.4. Kết quả đánh giá công chức hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội