Từ những kinh nghiệm đánh giá công chức tại 3 địa phương: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu, tỉnh Lào cai đã đúc kết một số kinh nghiệm thực tế hữu ích áp dụng vào công tác đánh giá công chức tại Ủy ban nhân dân Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tiêu chí đánh giá công chức về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao được chú trọng, là tiêu chí quan trọng trong phân loại đánh giá
công chức; nhưng đi đôi với kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không thể thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, phẩm chất đạo đức, kỹ năng làm việc, nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong công tác.
Đánh giá công chức không mang tính hình chức, thiên vị, nể nang là yếu tố quan trọng để xếp loại, phân loại chính xác công chức; hạn chế đánh giá cảm tính, hạn chế đánh giá công chức qua loa đại khái dễ gây tâm tư trong công chức, gây mất đoàn kết nội bộ, giảm tính chiến đấu của tổ chức, cấp ủy Đảng.
Xây dựng đánh giá công chức theo từng tháng, từ đó tổng hợp theo quý, làm cơ sở để đánh giá tổng kết cho cả năm; cách đánh giá này sát với thực tế, đi sâu, đi sát vào từng công chức để từ đó tạo động lực làm việc hiệu quả, ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức.
Thủ trưởng cấp trên nhận xét, đánh giá công chức cần công tâm, khách quan, xem xét kỹ lưỡng, từ đó phân loại công chức mới chính xác, khiến công chức tâm phục. Thủ trưởng cấp trên càng chú trọng trong đánh giá công chức bao nhiêu sẽ tạo góc nhìn cụ thể về công chức bấy nhiêu, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp vị trí, sử dụng công chức có năng lực và luân chuyển đối với công chức yếu kém.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đánh giá công chức tạo tính công bằng, hiệu quả cao khi mà Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đánh giá công chức Ủy ban nhân dân cấp huyện. Kết quả đánh giá công chức là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với công chức. Đánh giá công chức về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao được chú trọng, nhưng cũng không xem nhẹ về phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức, kỷ luật là điều cần thiết đối với mọi cơ quan, đơn vị. Dựa trên kết quả công việc của từng công chức, mọi tổ chức sẽ lấy làm cơ sở để đánh giá công chức tại cơ quan, đơn vị mình. Luận văn đã đưa ra kinh nghiệm đánh giá công chức của một số địa phương để từ đó làm bài học bổ ích cho Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CỦAỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐÔNG ANH,THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và công chức của Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội