Nội dung, tiêu chí đánhgiá côngchức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức của UBND huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Từ năm 2016 đến năm 2018, nội dung và tiêu chí đánh giá công chức của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anhtương đồng với những nội dung, tiêu chí đánh giá công chức nói chung, chủ yếu dựa vào các văn bản của Trung ương, của thành phố Hà Nội về đánh giá công chức. Vì vậy dẫn đến tình trạng sao chép lại những quy định của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương vàthành phố; việc hướng dẫn nội dung đánh giá công chức hàng năm củaUỷ ban nhân dânhuyện Đông Anh chỉ nêu được nội dung đánh giá công chức mà chưa xác định cụ thể cho kết quả hoàn thành nhiệm vụ và đặc điểm của công chức. Nội dung đánh giá công chức bao gồm: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân. Công chức

là lãnh đạo, quản lý còn thực hiện đánh giá theo các nội dung sau đây: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp và đoàn kết côngchức.

Ngoài ra,đánh giá công chức là đảng viên của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh, hàng năm thực hiện theo quy định của Huyện ủy Đông Anh hướng dẫn đánh giá công chức hàng năm theo Quyết định số 286-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X với nội dung đánh giá:tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lế lối làm việc; thực hiện chức trách nhiệm vụ, được giao và ý thứctổchứckỷluật.Sự không thống nhất giữa cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước dẫn đến m i công chức phải làm 02 bản tự đánh giá công chức hàng năm với nhiều nội dung đánh giá trùng lặp nhau theo yêu cầu của 02 hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý, điều này gây ra tâm lý nặng nề đối với công chức m i khi đến thời gian đánh giá công chức hàngnăm.

Nội dung và tiêu chí đánh giá công chức của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anhmang tính chất áp dụng, không cụ thể, hình thức chưa nhất quán, thụ động, chưa chủ động ban hành văn bản chi tiết quy định cụ thể tiêu chí đánh giá công chức của cơ quan mình gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đánh giá công chức của Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh.

Theo kết quả khảo sát ý kiến công chức của Phòng Nội vụ, có 48/128 công chức chiếm 37,5% ý kiến cho rằng những khó khăn trong đánh giá công chức với nội dung “thái độ phục vụ nhân dân”mang tính chung chung, chưa đi sâu đi sát vào thực tế, vì rất khó để ước lượng về thái độ ứng xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện như nào là chuẩn mực, đánh giá mang tính chất cảm tính là nhiều; còn giải quyết công việc với dân không chậm trễ, thực hiện nhanh gọn, trách nhiệm, tận tình lại trùng lặp với nội dung “tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ”.

Có 55/128 công chức chiếm 43% ý kiến về nội dung đánh giá “chiều hướng và triển vọng phát triển” trong văn bản quy định của Đảng (Quyết định số 286-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức) đã không nhận được nhiều sự chú ý của chủ thể đánh giá, bởi những nội dung này đã không được đề cập đến trong văn bản của Nhà nước hướng dẫn về đánh giá công chức

Về số lượng các tiêu chí đánh giá công chức, có 55/128chiếm43% ý kiến cho rằng số lượng tiêu chí đánh giá là bìnhthường, 38/128chiếm 29,6% ý kiến cho rằng số lượng tiêu chí là ít và nội dung quá chung chung, 35/128 chiếm 27,4% ý kiến cho rằng số lượng các tiêu chí đánh giá là nhiều, chồng chéo và trùng lặp.

Về chất lượng tiêu chí đánh giá công chức, 58/128chiếm45,3% ý kiến cho rằng các tiêu chí là trung bình, phù hợp với yêu cầu công tác đánh giá; 42/128chiếm 32,8% ý kiến cho rằng các tiêu chí đánh giá công chức là khó hiểu, khó áp dụng và có 28/128 tương đương 21,9% ý kiến cho rằng tiêu chí đánh giá đơn giản và dễ thực hiện.

Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, phần nội dung quy định về tiêu chí đánh giá và phân loại công chức để được xếp vào loại hoàn thành xuất sắc phải có sáng kiến đề tài áp dụng và được cấp thẩm quyền công nhận, trong thực tế là vô cùng gian nan, song lại cũng dễ tạo ra gian dối. Vì trong hội đồng thi đua cấp cơ sở gồm: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm chủ tịch hội đồng, cấp phó làm phó chủ tịch và chủ tịch công đoàn, bí thư chi đoàn là những đối tượng có thẩm quyền xét đề tài, sáng kiến khoa học trong công tác chuyên môn và quản lý của các cá nhân trong đơn vị. Các thành viên trong hội đồng nói không phải ai cũng có khả năng thẩm định được mọi đề án, đề tài, sáng kiến của công chức. Vì thế, xuất phát từ tâm lý chung là vì sự nể nang nên khó tránh khỏi việc giơ tay “đồng ý” và cũng để có thành tích chung cho cơ quan. Chính vì

thế, có trường hợp công chức được tập thể xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng cũng chính con người đó ở chi bộ chỉ được xếp ở mức đảng viên hoàn thành tốt nhiệmvụ.

Từ những kết quả khảo sát ở trên cho thấy, bên cạnh đa phần các ý kiếncho rằng số lượng và chất lượng tiêu chí đánh giá công chức được quy định và áp dụng hiện hành là phù hợp thì nhiều ý kiến cũng cho rằng tiêu chí đánh giá công chức hiện đang áp dụng còn trùng lặp, chồng chéo, khó hiểu, khó áp dụng. Chính nhận thức, đánh giá khác nhau về cùng một hệ thống tiêu chí đánh giá đang được áp dụng chung cũng là một bất cập trong công tác đánh giá công chức. Khi công chức không hiểu rõ tiêu chí, không được quan tâm hướng dẫn, giải thích để xác định đúng thì những l i trong đánh giá thiên về tính chủ quan, cảm tính của người đánh giá sẽ càng tăng và việc đưa ra được một kết quả đánh giá chính xác là khó có thể đạtđược.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức của UBND huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)