Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 85)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể

Cấp cơ sở là nơi phản ánh trung thực sức sống của chính sách pháp luật, phản ánh sự tiếp nhận của công dân, của doanh nghiệp, của các tổ chức, đơn vị về việc thực thi của pháp luật một cách cụ thể, sinh động. Sự gắn bó mật thiết của đại biểu HĐND xã với cử tri, với nhân dân nơi cƣ trú, địa bàn cƣ trú tạo nên sức sống của chính quyền cơ sở. Đó cũng chính là cầu nối thông suốt giữa nhân dân và chính quyền của nhân dân; góp phần thiết thực, cụ thể và trực tiếp đƣa cuộc sống vào chính sách pháp luật và đƣa pháp luật vào cuộc sống. Việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND xã là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong công tác kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở nói chung và chính quyền xã nói riêng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ vấn đề thể chế, con ngƣời đến các điều kiện cơ sở vật chất... nghĩa là phát huy sức mạnh tổng hợp. Do vậy, các giải pháp đƣa ra phải mang tính toàn diện và đồng bộ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của HĐND xã và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém có thể đƣa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với

Hội đồng nhân dân xã.

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy

đảng nhận thức đúng vị trí, vai trò của HĐND và có phƣơng thức lãnh đạo đúng đắn thì ở đó chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND đƣợc nâng lên. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cần tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hệ thống chính trị ở địa phƣơng nói chung và HĐND các cấp nói riêng. Trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã cần phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bằng chủ trƣơng, đƣờng lối, Nghị quyết và lãnh đạo công tác bầu cử đại biểu HĐND.

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa là cấp ủy can thiệp vào tất cả mọi hoạt động của HĐND mà theo hƣớng: cấp ủy đảng chỉ bàn, quyết định những vấn đề về chủ trƣơng mang tính định hƣớng; những giải pháp của cấp ủy đảng là lãnh đạo, chỉ đạo, không phải là giải pháp tổ chức thực hiện. Việc bố trí các đồng chí Bí thƣ hoặc Phó Bí thƣ cấp ủy đảng kiêm chức danh Chủ tịch HĐND cũng là nhằm tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với HĐND. Bên cạnh đó cấp ủy cũng cần quy định chế độ giao ban định kỳ với Thƣờng trực HĐND, để thông qua đó thƣờng trực HĐND trực tiếp báo cáo, xin chủ trƣơng của cấp ủy về nội dung, chƣơng trình hoạt động và biện pháp xử lý, giải quyết những vấn đề vƣớng mắc của HĐND kịp thời, hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt

động của Hội đồng nhân dân xã.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, yêu cầu trƣớc hết là phải hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND xã, cụ thể:

- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015, đặc biệt là các quy định mới để các địa phƣơng có thể dễ dàng tiến hành thực hiện.

- Về cơ cấu của HĐND xã: Bỏ 02 ban của HĐND xã, thành lập tổ đại biểu HĐND xã để phù hợp với thực tế hiện nay.

- Về nhiệm vụ của thƣờng trực HĐND xã: Giao cho thƣờng trực HĐND xã giải quyết một số nhiệm vụ giữa hai kỳ họp và báo cáo lại HĐND.

Thứ ba, nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

Năng lực của đại biểu HĐND xã là nhân tố quyết định chất lƣợng hoạt động của HĐND cùng cấp. Chính vì vậy, HĐND xã cần thƣờng xuyên quan tâm nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu và có những giải pháp thiết thực khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, hạn chế về kỹ năng hoạt động của đại biểu.

Trƣớc tiên cần thực sự coi trọng tiêu chuẩn đại biểu HĐND xã. Ngoài những tiêu chuẩn chung theo quy định, thì do đặc thù đại biểu HĐND xã là những ngƣời gần dân nhất, sâu sát với cơ sở nên cần phải có tinh thần dám nghĩ dám làm, khắc phục khó khăn tự mình và tổ chức cho mọi ngƣời vƣơn lên làm giàu chính đáng. Với những ngƣời có tƣ duy, năng động, không cam phận sống nghèo khó, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, biết lôi cuốn, thu hút, thuyết phục mọi ngƣời làm theo mình, xóa bỏ đói nghèo, thay đổi bộ mặt địa phƣơng, thì đó là đại biểu xứng đáng của nhân dân trong HĐND xã. Không nên nặng về cơ cấu mà nên coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, tâm huyết với hoạt động của HĐND và ý thức trách nhiệm của đại biểu. Cần có quy định về tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã và ngƣời dân trong thành phần HĐND xã. Một trong những vấn đề ảnh hƣởng đến vai trò của HĐND trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đó là vấn đề cơ cấu nhân sự của HĐND. Hiện nay, phần lớn đại biểu HĐND xã là cán bộ UBND, điều này dẫn đến việc lẫn lộn giữa chức năng giám sát với chức năng quản lý của hai cơ quan thuộc chính quyền cấp xã. Vì vậy, để có thể nâng cao vai trò của HĐND trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, chức năng luật định, cần cơ cấu HĐND ngoài Chủ tịch UBND không nên cơ cấu thêm các thành viên khác, và cần có quy định về tỷ lệ giữa cán bộ xã và ngƣời dân trong thành phần HĐND xã để bảo đảm tính khách quan trong biểu quyết nghị quyết của HĐND, khách quan trong hoạt động giám sát của HĐND.

Cần quán triệt, nhận thức đúng, đủ; thể hiện rõ vai trò, vị trí; thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời đại biểu nhân dân theo luật định; Dành thời gian cho hoạt động đại biểu theo đúng quy định pháp luật, nhất là đại

biểu hoạt động không chuyên trách “phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu

HĐND”(Điều 103 Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng); Sát dân, cùng trăn

trở nỗi lo của dân, hiểu đƣợc các quyền lợi chính đáng mà ngƣời dân đƣợc hƣởng; thực sự gắn bó với các cử tri đã bầu ra mình, nhất là cần thực hiện đúng Chƣơng trình hành động đã hứa với cử tri khi đƣợc bầu. [31]

Bám sát các Nghị quyết của HĐND, các Chƣơng trình, Kế hoạch giám sát của HĐND, các nội dung do Thƣờng trực, Ban hoặc Tổ đại biểu HĐND phân công trực tiếp cho đại biểu để triển khai thực hiện; dùng thực quyền của ngƣời đại biểu để làm việc với chính quyền cấp cơ sở, theo đuổi đến cùng việc giải quyết các kiến nghị trƣớc khi tiếp tục kiến nghị, phản ánh lên cấp trên khi việc giải quyết cho dân chƣa thật thỏa đáng.

Thƣờng xuyên bồi dƣỡng kỹ năng hoạt động, trình độ chuyên môn cho đại biểu HĐND cấp xã để đại biểu HĐND vừa làm tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa làm tốt công tác đại biểu HĐND, các chƣơng trình bồi dƣỡng, tập huấn cần hết sức linh hoạt, đa dạng, phù hợp với thực tế tình hình cơ sở theo hƣớng gần đối tƣợng, sát nhu cầu của các đại biểu HĐND cơ sở, chú trọng vùng dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt cần tăng cƣờng bồi dƣỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND để đại biểu chủ động trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Bên cạnh đó, mỗi đại biểu HĐND xã phải thƣờng xuyên tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng và hiểu biết đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.

Tạo không khí dân chủ trong các hoạt động của HĐND để đại biểu HĐND phát huy khả năng, trí tuệ, tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử. Đồng thời quan tâm đổi mới và tăng cƣờng công tác thông tin phục vụ hoạt động của đại biểu.

Thứ tư, nâng cao chất lượng kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã

Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của cơ quan dân cử, là hoạt động tập trung cao trí tuệ của đại biểu HĐND, tại kỳ họp sẽ thảo luận và thông qua

các quyết định quan trọng, thực hiện các chức năng, thẩm quyền của HĐND. Kỳ họp HĐND xã, thị trấn cần thực hiện công khai, dân chủ, diễn ra sôi nổi, là diễn đàn của nhân dân trong cộng đồng khu dân cƣ, là nơi thể hiện phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, để thu hút sự quan tâm theo dõi của cử tri đối với hoạt động của HĐND, công khai những vấn đề mà HĐND bàn và ra quyết định. Nâng cao chất lƣợng các kỳ họp sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của HĐND xã.

Để nâng cao chất lƣợng kỳ họp, trƣớc hết cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, cung cấp đầy đủ và kịp thời các báo cáo, tờ trình cho đại biểu nghiên cứu, dành thời gian thỏa đáng cho đại biểu thảo luận và chất vấn. Việc thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết và ban hành nghị quyết phải bảo đảm quy trình theo luật định. Chủ tọa cần linh động trong điều hành kỳ họp, gợi mở để đại biểu mạnh dạn tham gia ý kiến đóng góp nhằm ban hành những nghị quyết có tính khả thi cao.

Hiện nay, kỳ họp HĐND xã thƣờng chỉ diễn ra trong 1 ngày, chỉ đủ cho việc nghe các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác 6 tháng, một năm của UBND và các bộ phận chuyên môn, thời gian dành cho chất vấn và thảo luận không nhiều. Vì thế cần tăng thời gian cho các kỳ họp HĐND để bảo đảm các vấn đề đƣợc thảo luận một cách thẳng thắn, dân chủ, tối thiểu là một ngày rƣỡi.

Cần phát huy hơn nữa vai trò của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã trong việc điều hành kỳ họp. Thƣờng trực HĐND xã cần chủ động dẫn dắt hƣớng các cuộc thảo luận vào các mục tiêu cơ bản cần giải quyết; đối với những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, nên khơi gợi những ý kiến mới, sáng tạo, có tính khả thi, tạo không khí tranh luận, phát huy tính sáng tạo và sự đóng góp của các đại biểu; tạo cho các đại biểu dự họp có sự hào hứng, thỏa mãn về những quyết định của tập thể và kết quả kỳ họp. Đồng thời sau mỗi kỳ họp, cần tăng cƣờng đôn đốc kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của HĐND, phối hợp với các ban của HĐND xã tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết HĐND và các văn

bản pháp luật khác đối với các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn địa phƣơng. Đồng thời mở rộng đối tƣợng phạm vi giám sát theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân

dân xã.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thƣờng trực HĐND xã đòi hỏi các thành viên Thƣờng trực cần nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó phải nâng cao kỹ năng tiếp xúc cử tri; kỹ năng thu thập, lựa chọn và phân tích thông tin liên quan đến hoạt động giám sát; xem xét, đánh giá và kiến nghị sát với tình hình thực tế, đúng với bản chất, yêu cầu của vấn đề; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát. Thƣờng trực HĐND cần thƣờng xuyên tổ chức giao ban, hội thảo, tổng kết, sơ kết để học hỏi, rút kinh nghiệm, thông qua đó nâng cao năng lực hoạt động cho từng đại biểu.

Cần chú trọng phát huy vai trò đại biểu HĐND, nhất là các đại biểu hoạt động không chuyên trách; kết hợp với việc khuyến khích, phân công đại biểu trực tiếp đăng ký giám sát theo chuyên đề, lĩnh vực, vấn đề cụ thể phù hợp với tâm huyết và điều kiện của từng vị đại biểu; tập trung phát huy trí tuệ tập thể của HĐND bằng việc đề nghị, tạo điều kiện cho đại biểu tham gia các hoạt động giám sát và tham gia đóng góp nhiều hơn các ý kiến, đề xuất, xây dựng chủ trƣơng, chính sách, các nội dung trong Nghị quyết của HĐND nhằm đảm bảo quyền lợi thiết thực, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho ngƣời dân; đồng thời tiếp tục kiến nghị với Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội và Ban Công tác đại biểu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện sớm các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của HĐND nói chung, của đại biểu HĐND nói riêng để đảm bảo cho đƣợc hiệu lực, hiệu quả của HĐND và khẳng định rõ hơn nữa vai trò của ngƣời đại biểu nhân dân trong hệ thống chính quyền địa phƣơng.

Thứ sáu,tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động Hội đồng nhân dân xã

Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã đòi hỏi phải có một bộ máy đủ khả năng thực hiện một cách tốt nhất chức năng quyết định và giám sát.

Để thực hiện tốt hoạt động của mình, HĐND xã phải ngày càng đƣợc hoàn thiện về mặt tổ chức. Hiện nay, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, Thƣờng trực HĐND xã có 2 thành viên, trong đó Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; có 2 ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội, thành viên ban đều hoạt động kiêm nhiệm. So với nhiệm kỳ 2011 - 2016, việc có 2 ban HĐND xã đã góp phần cải tiến, nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND một cách đáng kể, tuy nhiên vẫn cần phải tăng cƣờng số lƣợng đại biểu chuyên trách HĐND xã, cụ thể là bố trí Trƣởng ban hoặc Phó Trƣởng ban chuyên trách HĐND xã. Bên cạnh đó thực tế hiện nay ở các xã, phƣờng, thị trấn nói chung hầu nhƣ chỉ có 1 cán bộ giúp việc chung cho HĐND và UBND, thời gian dành cho công việc của HĐND không nhiều, ảnh hƣởng phần nào tới chất lƣợng hoạt động của HĐND xã. Tuy nhiên việc bố trí thêm 1 cán bộ chuyên trách HĐND xã lại làm tăng biên chế, không phù hợp với chủ trƣơng tinh giản biên chế của Trung ƣơng hiện nay. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đầu tƣ chi phí và điều kiện vật chất cho hoạt động của HĐND xã. HĐND xã cần có trụ sở riêng và đƣợc bố trí, sắp xếp hợp lý để trụ sở của HĐND phải vừa là nơi làm việc, vừa là nơi cử tri có thể trực tiếp đến bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng của mình đối với cơ quan dân cử. Đồng thời cần đầu tƣ nhiều hơn nữa các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động của HĐND xã. Đối với đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách cần đƣợc trang bị phƣơng tiện thông tin liên lạc, tài liệu, phòng làm việc hợp lý, tƣơng xứng với trách nhiệm của đại biểu. Đối với các chức danh kiêm nhiệm của HĐND nên có chế độ thỏa đáng để động viên, khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình.

Thứ bảy, thực hiện tốt chức năng giám sát của hội đồng nhân dân xã theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã quy định rất rõ về hoạt động giám sát của HĐND, Thƣờng trực HĐND và các ban của HĐND, đồng thời quy định rõ việc bảo đảm cho hoạt động giám sát. Điều này khắc phục đƣợc sự lúng túng trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp nói

chung, HĐND cấp xã nói riêng so với thời gian trƣớc khi Luật ban hành. Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)