Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

1.5.3. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương

Trong hệ thống chính trị nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, MTTQ Việt Nam có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Đƣợc quy định tại Điều 9

Hiến Pháp năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp

công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”[26].

Điều 15 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 cũng quy định:

“1. Chính quyền địa phương tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội động viên Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương [31].

2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan [31].

3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp [31].

4. Chính quyền địa phương có trách nhiệm lắng nghe, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương” [31].

Mối quan hệ giữa HĐND xã và mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở xã là quan hệ phối hợp. HĐND xã phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở địa phƣơng xây dựng mối quan hệ làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mỗi năm hai lần vào giữa năm và cuối năm, Chủ tịch HĐND xã thông báo bằng văn bản đến Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã về tình hình hoạt động của HĐND cấp mình và nêu những kiến nghị của HĐND với mặt trận tổ quốc. Trong kỳ họp thƣờng lệ của HĐND, Uỷ ban mặt trận tổ quốc báo cáo về hoạt động của mặt trận tổ quốc xã tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến, kiến nghị, kiến nghị đối với HĐND và với đại biểu HĐND xã. Mối quan hệ phối hợp HĐND và mặt trận tổ quốc đã

đƣợc quy định tại Điều 116 Hiến pháp năm 2013: “1. Hội đồng nhân dân, Uỷ

ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương. 2. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham

dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan” [26].

1.5.4. Mối quan hệ của HĐND xã với HĐND cấp trên

Hiện nay chính quyền địa phƣơng ở nƣớc ta có 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Ranh giới giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng đƣợc xác định từ cấp tỉnh. Mọi sự điều hành của Trung ƣơng đến cấp huyện, cấp xã đều phải thông qua cấp tỉnh. Trung ƣơng không thể bỏ qua cấp tỉnh để chỉ đạo điều hành công việc trực tiếp xuống cấp huyện và cấp xã. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là nơi bắt đầu của chế độ tự quản địa phƣơng. Việc phân bổ ngân sách nhà nƣớc cho chính quyền địa phƣơng và việc phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng trƣớc tiên và trực tiếp cho chính quyền cấp tỉnh. Những vấn đề quan trọng và những vấn đề tự chủ chung của một tỉnh đƣợc xác định và giải quyết ở HĐND cấp tỉnh - cơ quan đại diện cho nhân dân cả tỉnh.

Mối quan hệ giữa HĐND cấp huyện và HĐND cấp xã : HĐND cấp huyện quyền bãi bỏ văn bản của HĐND cấp xã ; miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thƣờng trực, trƣởng các ban của HĐND xã ; giải tán HĐND xã trong trƣờng hợp HĐND xã làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. HĐND xã quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện trên phạm vi địa bàn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Thực trạng về địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc Phúc

Với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, Hội đồng nhân dân có vai trò rất quan trọng để thực hiện quyền lực nhà nƣớc, đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phƣơng đó. Đặc biệt đối với hội đồng nhân dan cấp cơ sở, nơi trực tiếp tiếp xúc với dân, duy trì các mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền với nhân dân. Vì vậy hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã có vị trí, vai rò rất quan trọng dể phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nƣớc thực sự của dân, do dan, vì dân, là cầu nối giữa nhà nƣớc với nhân dân.

Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua việc thực hiện vai trò, vị trí của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn cả nƣớc nói chung còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy đƣợc tính quyền lực của Hội đồng nhân dân, thậm chí có lúc còn mờ nhạt, mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, mong muốn của cử tri, nhân dân địa phƣơng, tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu, mất dân chủ vẫn xảy ra tƣơng đối phổ biến, ảnh hƣởng không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc ta.

Hiệu quả hoạt động của HĐND trong thời gian qua không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Các thành phần chủ chốt trong UBND lại nắm giữ cƣơng vị chủ chốt của HĐND, làm cho việc giám sát của UBND nhƣ kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi. Mọi quyết định của HĐND bị phụ thuộc vào ý chí của UBND. Vì thực tế đó, quyền lực ở địa phƣơng lại tập trung vào UBND.

2.2. Thực trạng về tổ chức của hội đồng nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu tổ chức và nhân tố con ngƣời luôn có vai trò hết sức quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Với những thay đổi về tổ chức

chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là những đổi mới trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân các cấp là tiền đề cần thiết để nâng cao vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân, đem lại nhiều kỳ vọng vào cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng khi triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng.

Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã có quy định đổi mới về chính quyền địa phƣơng trên cơ sở kế thừa các quy định của các bản Hiến pháp trƣớc đây về chế định về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trong đó tại chƣơng IX quy định về chính quyền địa phƣơng với 7 điều (từ Điều 110 đến Điều 116). Trên cơ sở đó, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phƣơng các cấp nói chung và của Hội đồng nhân dân nói riêng.

Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị trấn bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn đƣợc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015.

Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Trƣởng ban, một Phó Trƣởng ban và các Ủy viên. Số lƣợng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định. Trƣởng ban, Phó Trƣởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn hoạt động kiêm nhiệm.

Theo quy định thì trong cơ cấu HĐND xã hiện nay có các Ban của HĐND (Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội), cho nên trong cơ cấu HĐND tỉnh Vĩnh Phúc cũng có các ban của HĐND theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thƣờng trực Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc (Nguồn tác giả)

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, tổng số đại biểu HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc là 3835 đại biểu. Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, HĐND cấp xã thành lập 2 ban: ban Pháp chế và ban Kinh tế - xã hội. Quán triệt phƣơng châm hoạt động “Đổi mới - dân chủ - trách nhiệm - hiệu quả - vì dân” đã đƣợc Thƣờng trực HĐND các huyện đề ra từ đầu nhiệm kỳ 2011 - 2016, HĐND xã đã tích cực hoạt động và cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, thể hiện đƣợc vai trò là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân, cùng hệ thống HĐND các cấp góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Tỉnh. So với nhiệm kỳ 2011 - 2016, hoạt động của HĐND xã nhiệm kỳ 2016 - 2021 có nhiều thuận lợi hơn do đƣợc thành lập thêm hai ban là ban Pháp chế và ban Kinh tế - xã hội. Các Ban dù mới đƣợc bầu ra nhƣng cũng đã tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định; tích cực thẩm tra các văn bản, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, góp phần làm cho việc ban hành nghị quyết HĐND xã đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đúng pháp luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng trên địa bàn nhƣ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu - chi ngân sách, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

điền, đổi thửa… Đặc biệt, hoạt động giám sát có bƣớc chuyển quan trọng, các ban HĐND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát các vấn đề của xã, thôn tích cực hơn, số cuộc giám sát nhiều hơn, giám sát kỹ hơn về các chuyên đề nhƣ công tác thu - chi tài chính, xây dựng cơ bản, thực hiện an sinh xã hội…

Việc kiện toàn tổ chức, hoạt động Thƣờng trực, ban HĐND xã theo đúng tinh thần Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng cần đƣợc tiến hành khẩn trƣơng; Trong hoạt động, Thƣờng trực HĐND, Ban HĐND xã cần quán triệt và triển khai nhiệm vụ theo quy định; trong đó cần duy trì theo luật định các phiên họp Thƣờng trực HĐND, tổ chức các phiên giải trình giữa hai kỳ họp, tăng cƣờng hoạt động giám sát chuyên đề; bảo đảm làm việc theo chế độ tập thể khi cho ý kiến về các vấn đề UBND cùng cấp đề nghị Thƣờng trực HĐND cho ý kiến. Các huyện cũng cần chủ động có kế hoạch tổ chức tập huấn về kỹ năng công tác cho Thƣờng trực, các ban của HĐND cấp xã; thƣờng xuyên theo dõi và hƣớng dẫn hoạt động HĐND xã. Đại biểu HĐND xã hoạt động chuyên trách cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong định hƣớng hoạt động của Thƣờng trực HĐND, các ban của HĐND; tích cực nghiên cứu các quy định pháp luật, trau dồi kỹ năng công tác để tiến hành có hiệu quả các hoạt động giám sát, thẩm tra,... Bên cạnh đó, bộ máy tham mƣu giúp việc hoạt động HĐND cấp huyện, xã cần đƣợc củng cố, đối với huyện phải có 1 Phó văn phòng và ít nhất 1 chuyên viên chuyên trách giúp việc HĐND; ở xã công chức văn phòng – thống kê phải xem việc tham mƣu, giúp việc HĐND xã là nhiệm vụ, không phải việc làm thay hay “giúp đỡ”. Cùng với đó, các cơ quan trung ƣơng cần sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử các cấp để thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Bảng 2.1: Cơ cấu, số lƣợng đại biểu HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 – 2021 Nhiệm kỳ Nữ (tỷ lệ %) Dân tộc (tỷ lệ %) Tôn giáo (tỷ lệ %) Tái cử (tỷ lệ %) Chuyên trách mặt trận đoàn thể (tỷ lệ %) Ngoài đảng (tỷ lệ %) 2011-2016 735 19,24 120 3,13 80 2,09 63 1,64 84 2,19 826 21,54 2016-2021 820 21,38 84 2,19 52 1,36 58 1,51 90 2,35 750 19,56

Nguồn: Theo số liệu thống kê tại HĐND tỉnh Vĩnh Phúc [2],[36].

Qua bảng 2.1 trên ta thấy, cơ cấu đại biểu của HĐND xã đƣợc chia ra đại biểu dân tộc, đại biểu tôn giáo,… Nhiều đại biểu cho rằng việc tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó việc phân bổ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo cơ cấu nhƣ đại biểu dân tộc, đại biểu tôn giáo, đại biểu là ngƣời làm trong khối doanh nghiệp… dẫn đến tình trạng cơ cấu đại biểu cho đủ thành phần nhƣng chất lƣợng đại biểu không cao, không phát huy đƣợc vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Bảng 2.2: Trình độ văn hóa và chuyên môn của đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 – 2021

Nhiệm kỳ

Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học

phổ thông Sơ cấp Trung

cấp Đại học

2011-2016 144 930 2761 1855 1157 823

2016-2021 98 860 2877 1700 1215 920

Nguồn: Theo số liệu thống kê tại HĐND tỉnh Vĩnh Phúc [2],[36].

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND vừa là một quá trình phấn đấu của các cơ quan dân cử, vừa là một yêu cầu đặt ra từ thực tiễn và đặc biệt từ đòi hỏi của cử tri đối với cơ quan đại diện cho mình. Trên thực tế, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc chủ yếu và đƣợc quyết định bởi chất lƣợng hoạt

động của đại biểu HĐND. Để HĐND thực sự đại diện cho Nhân dân, phải bắt đầu từ vai trò, trách nhiệm và năng lực của từng đại biểu HĐND.

Từ bảng số liệu 2.2 trên cho thấy, HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2016 - 2021 số đại biểu có trình độ đại học chiếm 23,99%. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng chất lƣợng đại biểu đƣợc nâng lên so với nhiệm kỳ 2011 - 2016, đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, uy tín, phẩm chất đạo đức, chính trị.

Trong nhiệm kỳ, các đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)