6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.3.5. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân xã
Hiện nay, hoạt động giám sát của HĐND xã tại Tỉnh Vĩnh Phúc có bƣớc chuyển quan trọng, các đợt giám sát chuyên đề nhiều hơn, đi sâu vào các lĩnh vực bức xúc dân sinh. Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND xã đã xây dựng và tổ chức 7 cuộc giám sát bám sát các chƣơng trình, kế hoạch, đúng trọng tâm, trọng điểm theo chỉ đạo của Huyện và các vấn đề đƣợc cử tri và nhân dân quan tâm. Hoạt động giám sát, HĐND xã đã triển khai các cuộc giám sát chuyên đề nhƣ: Việc thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ bảo dƣỡng đƣờng giao thông nông thôn, tu sửa nạo vét kênh mƣơng; chi trả kinh phí hỗ trợ hộ chính sách, cấp gạo cứu đói cho hộ nghèo thiếu lƣơng thực dịp tết nguyên đán và giáp hạt; việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính; thu phí lệ phí của bộ phận một cửa; công tác quản lý sau đầu tƣ, hiệu quả sử dụng các công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung nông thôn, công trình thủy lợi trên địa bàn xã... Qua đó, tạo niềm tin đối với cử tri góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn. Thông qua giám sát, khảo sát Thƣờng trực HĐND đã đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế, từ đó kiến nghị UBND xã, các đơn vị liên quan có biện pháp tháo giỡ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của địa phƣơng.
Thƣờng trực HĐND xã đã xây dựng chƣơng trình giám sát của HĐND xã về các vấn đề: Giám sát việc thực hiện thu nộp ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017; về hoạt động vay vốn uỷ thác của các tổ chức đoàn thể.
Kết quả giám sát cho thấy công tác thu nộp ngân sách và công tác hoạt động vay vốn uỷ thác đều đƣợc thực hiện theo đúng quy định, sổ sách chứng từ, công tác thu nộp đảm bảo rõ ràng và và lƣu trữ đầy đủ, không sai phạm. Bên cạnh đó, Thƣờng trực HĐND xã thực hiện giám sát thƣờng xuyên đối với hoạt động của UBND xã và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện Nghị quyết HĐND xã. Hoạt động giám sát của Thƣờng trực, các Tổ đại biểu HĐND xã đã có trọng tâm nên hiệu quả, chất lƣợng giám sát đƣợc nâng lên. Sau mỗi cuộc giám sát, Thƣờng trực HĐND xã đã kịp thì tổng hợp, thống nhất đánh giá và có thông báo, kết luận rõ ràng, đề xuất kiến nghị UBND xã, các ban ngành chỉ đạo khắc phục giải quyết những tồn tại, góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chung của địa phƣơng.
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân,Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND có nhiều cải tiến, đổi mới; chất lƣợng và hiệu quả giám sát từng bƣớc đƣợc nâng cao, kết quả cụ thể nhƣ sau:
Giám sát tại kỳ họp:
- Giám sát qua việc xem xét các báo cáo công tác
Tại kỳ họp, HĐND đã tập trung xem xét, đánh giá các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND Tỉnh trình, trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh, ngân sách, đầu tƣ xây dựng cơ bản; các báo cáo công tác của Thƣờng trực HĐND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,… các Ban HĐND thực hiện chức năng giám sát thông qua việc thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết do UBND Tỉnh và các ngành liên quan trình.
Các Ban HĐND đã chủ động khảo sát, giám sát những nội dung liên quan sẽ đƣợc trình tại kỳ họp nhằm phục vụ công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình đã giúp cho các nghị quyết của HĐND đƣợc ban hành đúng quy trình, bám sát thực tiễn và có tính khả thi cao.
- Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu (kỳ họp giữa năm 2016 và kỳ họp cuối năm 2017).
Hội đồng nhân dân các xã đã thực hiện đồng loạt việc lấy phiếu tín nhiệm các chức vụ do HĐND cấp mình đã bầu tại kỳ họp giữa năm 2016 và cuối năm 2017. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp giữa năm 2016 và cuối năm 2017 đối với những ngƣời giữ chức vụ tại xã, thị trấn hầu hết đều đạt mức tín nhiệm cao và tín nhiệm trên 50%; tuy nhiên vẫn có một số trƣờng hợp ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm có mức tín nhiệm thấp trên 50%.
Nhìn chung, kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc đã phản ánh đúng mức độ tín nhiệm của ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm; phản ánh sự mong muốn, kỳ vọng của các đại biểu và cử tri tỉnh nhà về tinh thần trách nhiệm cao hơn, tích cực hơn đối với những ngƣời giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
+ Về thuận lợi trong việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
Việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối ngƣời ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu đƣợc cấp ủy quan tâm lãnh đạo thực hiện theo Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết 561/2013/UBTVQH13 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa XIII, những ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm chuẩn bị chu đáo báo cáo, kê khai tài sản đúng quy định và gửi đến các đại biểu HĐND cùng cấp theo đúng trình tự, thủ tục nên đại biểu có thời gian nghiên cứu kỹ các báo cáo, nắm bắt, tìm hiểu thông tin liên quan, thận trọng, khách quan, công tâm khi đánh giá mức độ tín nhiệm đối với những ngƣời đƣợc lấy phiếu.
Thƣờng trực HĐND xã đã kịp thời tổng hợp và chuyển những ý kiến đóng góp của đại biểu HĐND các cấp đến ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm nghiên cứu để làm rõ thêm những mặt hạn chế trong báo cáo việc thực hiện chức trách nhiệm vụ và dành thời gian cho ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm giải trình tại kỳ họp những nội dung chƣa đƣợc làm rõ trong báo cáo.
+ Về khó khăn trong việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
Mẫu biểu báo cáo của ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm về mặt nội dung còn chung chung, thiếu cụ thể nên khó khăn cho đại biểu trong việc đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ đƣợc HĐND giao.
Thời gian qua, HĐND các xã cơ bản thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định, quyết định nhiều biện pháp, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo bảo quốc phòng và an ninh ở địa phƣơng. Hiệu quả giám sát của HĐND xã đƣợc nâng lên. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại trong công tác giám sát của HĐND thời gian qua nhƣ: Việc lựa chọn các chuyên đề giám sát và sự phối hợp với các đơn vị trong thực hiện công tác giám sát đôi khi còn chồng chéo; hàng năm thực hiện nhiều cuộc giám sát gây khó khăn cho cơ sở…
Từ thực trạng trên, các đại biểu đã đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động giám sát nhƣ: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động giám sát của HĐND; nâng cao năng lực của đại biểu HĐND bằng việc thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng tập huấn, cung cấp thông tin; lựa chọn vấn đề cử tri quan tâm hoặc vấn đề bức xúc ở cơ sở để giám sát; đổi mới công tác giám sát, tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các đơn vị thực hiện giám sát tại cơ sở…
Giám sát là một trong 2 chức năng chủ yếu trong hoạt động của HĐND. Việc tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng hoạt động giám sát có vai trò rất quan trọng không chỉ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội mà còn xem xét, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, việc tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND trên các lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, cần hoàn chỉnh Quy trình hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, Thƣờng trực HĐND và các Ban của HĐND đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả, đúng quy định để các cuộc giám sát ngày càng tốt hơn, chất lƣợng hơn đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
2.3.6. Hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND cấp xã
Kỳ họp HĐND là diễn đàn dân chủ để đại biểu HĐND xem xét, thảo luận, quyết định những vấn đề của địa phƣơng cấp mình theo thẩm quyền; là nơi đại biểu HĐND trực tiếp giám sát hoạt động quản lý, điều hành của UBND cùng cấp; nơi đây thể hiện vai trò của ngƣời đại biểu dân cử cũng nhƣ trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan đối với những vấn đề cử tri quan tâm.
Trong các kỳ họp thƣờng kỳ, phiên chất vấn và trả lời chất vấn là phiên họp quan trọng mang tính thời sự, đƣợc đông đảo cử tri, nhân dân, các cơ quan báo đài theo dõi bình luận và đánh giá, bởi hoạt động chất vấn mang tính chất giám sát trực tiếp tại nghị trƣờng, nó không chỉ dừng lại ở việc đánh giá năng lực ngƣời chất vấn, ngƣời trả lời chất vấn, ngƣời điều hành phiên chất vấn mà qua đó đánh giá đƣợc vai trò, vị trí của cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng.
Hoạt động chất vấn đƣợc coi là một biện pháp quan trọng để thực hiện dân chủ, nâng cao vai trò, chức năng, uy tín của HĐND trong bộ máy chính quyền cơ sở. Trong thực tế tại mỗi kỳ họp HĐND nói chung, HĐND cấp xã nói riêng, vấn đề chất vấn nhƣ thế nào, làm sao để việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND vừa nghiêm túc vừa thẳng thắn lại vừa đúng mức và có hiệu quả tốt là điều rất cần đƣợc quan tâm. Đây là một trong những việc khó của ngƣời đại biểu dân cử.
Qua theo dõi, đánh giá của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cho thấy từ đầu nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay tại các kỳ họp HĐND xã, thị trấn (gọi tắt là HĐND xã) cơ bản các đại biểu đã lựa chọn đƣợc những nội dung và những vấn đề nóng có liên quan trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân để chất vấn, đƣợc đông đảo cử tri và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, chất lƣợng các phiên chất vấn tại các kỳ họp HĐND xã còn chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn thể hiện ở một số điểm sau:
+ Câu hỏi chất vấn của đại biểu chƣa mang tính bao quát, chƣa phản ánh đƣợc những vấn đề bức xúc hoặc vấn đề lớn ở địa phƣơng và chƣa đi sâu vào trọng tâm vấn đề;
+ Ngƣời trả lời chất vấn còn dài dòng, né tránh trách nhiệm, chƣa làm rõ nguyên nhân, thực trạng tình hình nội dung vấn đề đại biểu chất vấn;
+ Số lƣợng ý kiến chất vấn ở một số HĐND xã còn ít, có nơi mỗi kỳ họp chỉ có một vài ý kiến chất vấn, có kỳ họp không có ý kiến chất vấn.
Việc ít tham gia chất vấn tại các kỳ họp có rất nhiều nguyên nhân nhƣng tựu trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau: một số đại biểu thiếu thông tin, kiến
thức còn hạn chế, thiếu tự tin trong trình bày ý kiến chất vấn, còn có tâm lý ngại bị cho là gây không khí căng thẳng trong kỳ họp; một số đại biểu thiếu bản lĩnh và thiếu trách nhiệm trƣớc cử tri, ngại đụng chạm, sợ sau chất vấn "liên lụy" đến bản thân… có đại biểu một vài kỳ họp đầu rất hăng hái chất vấn nhƣng các kỳ họp sau không tham gia chất vấn nữa với lý do chất vấn không những không đƣợc trả lời, giải quyết thỏa đáng, không quy đƣợc trách nhiệm cho ai mà còn "ảnh hƣởng" đến bản thân... nên phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND một số xã thời gian qua còn mang tính hình thức.
Từ thực tế nêu trên, để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn có chất lƣợng và hiệu quả, trƣớc hết trách nhiệm phải thuộc về cá nhân từng đại biểu HĐND. Đại biểu phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, phải nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND các cấp, quyền và trách nhiệm của đại biểu HĐND, nắm vững nội dung Nghị quyết của HĐND đã ban hành tại các kỳ họp. Đại biểu phải chủ động chuẩn bị câu hỏi chất vấn, đúng thực tế, có trọng tâm, đúng pháp luật gửi trƣớc cho Thƣờng trực HĐND xã để tổng hợp; câu hỏi chất vấn cần ngắn gọn, dễ hiểu đi thẳng vào vấn đề cần chất vấn, yêu cầu đối tƣợng bị chất vấn xác định rõ trách nhiệm và hƣớng giải quyết, thời gian giải quyết để đại biểu HĐND tiếp tục giám sát thực hiện. Chủ tọa phiên chất vấn cần phải đổi mới cách thức điều hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, phải linh hoạt, hƣớng ngƣời chất vấn và trả lời chất vấn vào nội dung chính, trọng tâm, trọng điểm, cắt bớt những vấn đề không quan trọng khác; định hƣớng vào những vấn đề quan trọng bức xúc hoặc nổi cộm để các đại biểu chất vấn theo từng nhóm vấn đề và ngƣời trả lời chất vấn cũng theo từng nhóm vấn đề. Cần tạo không khí cởi mở, thẳng thắn, trách nhiệm giữa ngƣời chất vấn và ngƣời trả lời chất vấn. Đối với ngƣời trả lời chất vấn cần đi thẳng vào trọng tâm câu hỏi, không giải trình quá dài, tránh sa vào báo cáo thành tích hoặc vòng vo né tránh và thẳng thắn nhận trách nhiệm đối với những tồn tại, yếu kém thuộc lĩnh vực mình phụ trách và phải có những
giải pháp khắc phục; đồng thời phải thực hiện đúng lời hứa của mình; đối với những vấn đề cần có thời gian nghiên cứu hoặc kiểm tra thực tế, thì phải xác định thời gian cụ thể trả lời bằng văn bản cho ngƣời chất vấn. Và đại biểu HĐND tiếp tục giám sát việc thực hiện của ngƣời trả lời chất vấn cho đến khi vấn đề đã đƣợc giải quyết thỏa đáng./.
2.3.7. Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nhìn chung khá tốt.
+ Hầu nhƣ các đơn thƣ của nhân dân đƣợc giải quyết triệt để, không có tình trạng vụ việc kéo dài, không có đơn thƣ vƣợt cấp. Đặc biệt các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo ngày càng đƣợc giảm xuống. Điều đó cho thấy rằng các chế độ, chính sách, cũng nhƣ các quyền lợi khác của nhân dân trong xã đã đƣợc các cán bộ, công chức quan tâm đúng mực.
+ Hạn chế đƣợc tình trạng đơn thƣ, khiếu kiện, tình hình chính trị, xã hội ở địa phƣơng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác Đại hội Đảng và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ này.
+ Tạo điều kiện cho nhân dân tập trung lao động sản xuất, nâng cao đời sống vật chất.
+ Cũng qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những tác động không nhỏ đến việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
+ Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã đƣợc UBND thông báo kịp thời theo quy định.
Tuy nhiên, hoạt động này vẫn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
+ Tình trạng hƣớng dẫn công dân gửi đơn không đúng nơi quy định chƣa đƣợc khắc phục, vẫn còn hiện tƣợng đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên.
+ Việc thực hiện quy trình, thủ tục khiếu nại, tố cáo chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc.
+ Tình trạng ngƣời dân chƣa tin vào cán bộ chức năng vẫn còn xẩy ra. + Việc tổng hợp công tác giải quyết khiếu nại tố cáo chƣa cụ thể, hồ sơ giải quyết chƣa đầy đủ và có đơn thời hạn còn kéo dài.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc
Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, chất lƣợng các kỳ họp Hội đồng nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng