6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.4.1. Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc
Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, chất lƣợng các kỳ họp Hội đồng nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên; xây dựng và ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân có chất lƣợng, các nghị quyết đề ra đảm bảo đúng luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng; hoạt động giám sát từng bƣớc hiệu quả, nâng dần chất lƣợng. Công tác tiếp xúc cử tri đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, các đại biểu Hội đồng nhân dân lắng nghe, tiếp thu những tâm tƣ, nguyện vọng, những ý kiến nghị của cử tri, đồng thời chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Tuy nhiên, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân chƣa có nhiều giải pháp để nâng cao chất lƣợng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân; hiệu quả giám sát chƣa cao; một số kiến nghị qua giám sát và ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các buổi tiếp xúc cử tri chƣa đƣợc Ủy ban nhân dân xử lý kịp thời hoặc giải quyết nhƣng chƣa thỏa đáng.
2.4.1. Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân đồng nhân dân
*Ưu điểm:
- Mô hình tổ chức của HĐND xã nhƣ hiện nay thực sự đã khắc phục đƣợc tình trạng “quá tải” cho thƣờng trực HĐND; việc xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phƣơng sát, thực chất hơn. Chức năng giám sát của HĐND xã đã nâng cao hơn. Trƣớc đây, rất ít đợt giám sát chuyên đề, đa số giám sát qua các kỳ họp, nhƣng nay các ban HĐND xã đã có những giám sát chuyên đề.
Để có đƣợc những kết quả đáng phấn khởi trên là bởi những nguyên nhân cơ bản sau:
- Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng về vai trò, vị trí của HĐND xã đã đƣợc nâng lên đáng kể. Các cấp ủy Đảng luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để HĐND xã phát huy vai trò của mình trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- Thể chế hóa đƣờng lối, quan điểm đổi mới của Đảng, các văn bản pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND, Luật tổ chức và hoạt động của HĐND đƣợc sửa đổi, bổ sung tƣơng đối đồng bộ đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho HĐND xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Cơ cấu đại biểu tƣơng đối hợp lý, đảm bảo tính đại diện cho các thành phần dân cƣ, tôn giáo, dân tộc, đoàn thể ở địa phƣơng. Chất lƣợng đại biểu ngày càng đƣợc nâng lên.
- Hoạt động của HĐND xã đƣợc đổi mới, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng. Đặc biệt, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 đã bổ sung 1 chƣơng quy định về hoạt động giám sát của HĐND, Thƣờng trực HĐND và đại biểu HĐND. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện hoạt động giám sát có kết quả.
- Củng cố và phát huy đƣợc mối quan hệ công tác giữa HĐND xã với các cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Các điều kiện đảm bảo của HĐND đã đƣợc quan tâm, kinh phí hoạt động đƣợc nâng lên ở mức hợp lý hơn.
*Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động của HĐND xã vẫn còn những hạn chế nhất định, chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng cũng nhƣ với nhiệm vụ mà nhân dân giao phó. Cụ thể:
Một là, công tác tổ chức kỳ họp HĐND còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thời gian tổ chức kỳ họp thƣờng chỉ trong một ngày, chủ yếu tập trung thực hiện
phần nghi thức, thủ tục và thông qua các nội dung trình kỳ họp. Việc xây dựng chƣơng trình thực hiện các nội dung kỳ họp chƣa thật khoa học; thời gian trình bày báo cáo dài, thảo luận ít và chƣa sâu; điều hành phiên chất vấn chƣa khoa học, có nơi còn lẫn giữa chất vấn với thảo luận các báo cáo, tờ trình tại kỳ họp; chƣa bố trí hợp lý để bảo đảm gắn kết giữa việc nghe báo cáo, tờ trình, nghe giải trình với việc thảo luận quyết định từng nội dung. Chất lƣợng các nội dung trình kỳ họp còn thấp. Công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình chất lƣợng chƣa cao. Có nơi không tổ chức thẩm tra hoặc có thẩm tra nhƣng không có báo cáo trình HĐND. Việc quyết định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội còn mang tính hình thức, hầu hết là vận dụng các biện pháp chung chung, chƣa có biện pháp xuất phát từ tình hình thực tế và khả năng, điều kiện của địa phƣơng. Thời gian dành cho việc thực hiện nội dung chất vấn tại kỳ họp còn ít, chƣa thỏa đáng, đại biểu HĐND ít tham gia phát biểu thảo luận và chất vấn tại kỳ họp HĐND.
Hai là, hoạt động giám sát của HĐND xã chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên; có lúc, có nơi còn lúng túng về phƣơng pháp; chất lƣợng và hiệu quả giám sát nhìn chung còn thấp. Nhiều kiến nghị thông qua hoạt động giám sát chƣa đƣợc các cơ quan có trách nhiệm quan tâm giải quyết kịp thời; việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Ba là, công tác tham gia xây dựng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, nghị quyết của HĐND còn thiếu chủ động. Một số đại biểu HĐND cấp xã chƣa làm tròn trách nhiệm của ngƣời đại biểu dân cử, chƣa dành thời gian cần thiết cho hoạt động của HĐND. Trong công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, số lƣợng cử tri tham dự buổi tiếp xúc nhiều nơi chƣa bảo đảm theo yêu cầu, có tình trạng đại biểu ngại khi dự tiếp xúc cử tri.
Bốn là, Thƣờng trực HĐND chƣa thực sự chủ động trong tổ chức điều hành các hoạt động của HĐND mà còn phụ thuộc vào hƣớng dẫn của HĐND huyện, chính vì vậy một số hoạt động triển khai chƣa có hiệu quả nhƣ: chƣa tổ chức đƣợc nhiều cuộc giám sát tập trung, nội dung giám sát chƣa sâu, chƣa toàn
diện, kết luận giám sát còn sơ sài chƣa thể hiện đƣợc tính quyền lực nên hiệu quả thấp, có đơn vị sau giám sát không ra thông báo kết luận bằng văn bản theo quy định của Luật.
* Nguyên nhân khách quan:
- Cơ cấu Hội đồng nhân dân 3 cấp không phải là hệ thống trực thuộc dọc, nên việc hƣớng dẫn, kiểm tra, đánh giá hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân không thuận lợi.
- Do điều kiện để thực thi quyền lực của HĐND xã còn hạn chế. Trƣớc kia theo Luật Tổ chức HĐND và UBND, Thƣờng trực HĐND xã chỉ có 2 ngƣời, trong đó chỉ có một ngƣời chuyên trách thƣờng là Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch HĐND cấp xã thƣờng là Bí thƣ Đảng ủy kiêm nhiệm, không có ban chuyên môn, không có chuyên viên giúp việc riêng cho hoạt động HĐND. Đến nay, thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, HĐND xã có thêm 02 Ban, là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hầu hết vẫn chỉ là kiêm nhiệm và vẫn chỉ có 1 chuyên trách theo quy định của Luật là Phó Chủ tịch HĐND, không có chuyên viên giúp việc riêng. Do đó, hiệu quả hoạt động của HĐND chủ yếu phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm và năng lực của ngƣời hoạt động chuyên trách.
- Nhân sự Thƣờng trực HĐND xã thƣờng xuyên thay đổi nên thiếu kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hoạt động; phải kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác nên thời gian dành cho hoạt động HĐND chƣa đảm bảo, chủ yếu hoạt động khi đến gần kỳ họp.
- Cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động HĐND xã còn phụ thuộc quá nhiều vào chính quyền UBND, phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách của địa phƣơng. Phƣơng tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc của HĐND xã còn nghèo nàn không đáp ứng với nhu cầu. Chƣa có quy định về cán bộ chuyên trách giúp việc cho Thƣờng trực HĐND xã nên có phần ảnh hƣởng đến hoạt động của HĐND xã...
* Nguyên nhân chủ quan:
- Một trong những nguyên nhân chủ quan là trình độ, năng lực của đại biểu HĐND gần nhƣ chƣa đáp ứng yêu cầu ở cơ sở, nhiều khi nặng về cơ cấu dẫn đến năng lực yếu, hoạt động không có hiệu quả. Do đại biểu HĐND xã đƣợc bầu theo cơ cấu, do đó việc lựa chọn đại biểu còn nặng về tiêu chuẩn đại diện cho các tầng lớp xã hội, trình độ chuyên môn của đại biểu chƣa đồng đều, có nhiều hạn chế đến hoạt động của HĐND; mặt khác một số đại biểu chƣa am hiểu sâu đƣờng lối, chính sách; khả năng giao tiếp, ứng xử, xử lý các tình huống hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã chƣa đầy đủ. Một số cấp ủy cơ sở chƣa thật sự quan tâm đến chất lƣợng và hoạt động của HĐND xã. Thƣờng trực HĐND một số xã, phƣờng, thị trấn chƣa chủ động trong đổi mới phƣơng thức, nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND, thiếu quan tâm đến công tác bồi dƣỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND nên kết quả hoạt động còn hạn chế.
- Một số ít đại biểu Hội đồng nhân dân chƣa thật sự tích cực, tâm huyết để thực hiện nhiệm vụ; Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân chƣa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của tổ.
- Điều kiện thu thập thông tin, trình độ và kỹ năng hoạt động của đại biểu không đồng đều nhất là đại biểu cấp cơ sở, chƣa đáp ứng yêu cầu giám sát những chuyên đề có tính chuyên sâu.
- Cơ cấu tổ chức và trình độ đại biểu HĐND xã chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế; hạn chế về nắm bắt sâu kiến thức pháp luật, xã hội; ít đƣợc tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử.