Những vướng mắc tồn tại dẫn đến hạn chế trong tổ chức và hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 66)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.4.2. Những vướng mắc tồn tại dẫn đến hạn chế trong tổ chức và hoạt động của

động của hội đồng nhân dân

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HDND xã cần phải xác định đúng đắn những nguyên nhân hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nó. Có thể xác

định rằng, hoạt động giám sát của HĐND xã Hợp Hòa còn yếu kém, do những vƣớng mắc còn tồn tại nhƣ sau:

- Nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã của không ít cấp ủy Đảng chƣa thực sự đầy đủ thể hiện trong công tác bố trí nhân sự HĐND, hiệp thƣơng, lựa chọn bầu đại biểu HĐND xã. Bên cạnh đó công tác quy hoạch cán bộ HĐND xã có nơi, có lúc chƣa đƣợc quan tâm đúng tầm, không ít đại biểu sau khi đƣợc bầu đã không thực sự nhiệt tình, tâm huyết với công tác chuyên trách tại HĐND xã nên ở một số địa phƣơng lực lƣợng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND xã còn thiếu và yếu.

- Một số văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣng chƣa thực sự đồng bộ.

- Tỉ lệ đại biểu là cán bộ lãnh đạo của UBND, cấp ủy và đoàn thể trong HĐND cấp xã còn cao, đại biểu ngoài đảng chiếm tỉ lệ thấp, do đó các đại biểu vẫn còn tƣ tƣởng nể nang, ngại va chạm, biết nhƣng không dám nói hoặc nói nhƣ thế nào để giữ hòa khí. Mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lƣợng đại biểu ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc giải quyết hợp lý; năng lực, hiểu biết pháp luật của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế, chƣa phát huy đƣợc vai trò của ngƣời đại biểu nhân dân.

- Tổ chức của HĐND xã chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao, thể hiện ở chỗ Thƣờng trực HĐND xã chỉ gồm 2 thành viên là Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND, không có ủy viên thƣờng trực; Trong đó, chỉ có Phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách, hầu hết Chủ tịch HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian chỉ đạo, sâu sát tới mọi hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, do vậy hiệu quả hoạt động của HĐND xã chƣa cao.

- Các điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND xã đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa thực sự đáp ứng với yêu cầu hoạt động nhƣ chƣa có trụ sở làm việc độc lập; kinh phí hoạt động còn thiếu so với yêu cầu: kinh phí chi cho hoạt động tiếp xúc cử tri tại thôn, bản rất ít; kinh phí hoạt động của đại biểu thấp; thông tin

phục vụ cho đại biểu còn quá ít dẫn đến việc nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc còn hạn chế; HĐND xã chƣa bố trí đƣợc ngƣời tham mƣu, giúp việc, điều này cũng ảnh hƣởng phần nào đến hiệu quả hoạt động của HĐND xã.

- Việc thực hiện các quy định về mối quan hệ giữa UBND xã, các cán bộ chuyên môn của UBND với Thƣờng trực HĐND cùng cấp chƣa thật tốt. Chƣa tạo điều kiện cho Thƣờng trực HĐND xã nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của UBND và các cán bộ chuyên môn của UBND; Thƣờng trực HĐND xã chƣa thƣờng xuyên đôn đốc UBND cùng cấp để giải quyết dứt điểm các ý kiến, kiến nghị của cử tri, điều đó đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của HĐND xã.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)