6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.3.1. Hoạt động tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã
Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất trong hoạt động của HĐND, là nơi các đại biểu HĐND thể hiện rõ nét vai trò, trách nhiệm đối với Nhân dân và cử tri trong việc quyết định các chủ trƣơng, chính sách và thực hiện các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền vững mạnh, quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân. Do đó, HĐND xã xác định việc nâng cao chất lƣợng kỳ họp là một nội dung hết sức quan trọng trong yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND xã nói chung và HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Xác định đúng tầm quan trọng của kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND, từ khi bắt đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021 đến nay HĐND mỗi xã tại tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành tổ chức đƣợc 07 kỳ họp trong đó có 01 kỳ họp bất thƣờng. Qua tìm hiểu thực tế hoạt động của HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy trong nhiệm kỳ 2016 – 2021 tổng số nghị quyết đƣợc ban hành hơn 2000 nghị quyết, chủ yếu là các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, nghị quyết về phê chuẩn quyết toán thu chi ngân sách ngoài ra còn có một số nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất, phân bổ ngân sách. Thực hiện chƣơng trình hoạt động năm 2018, Thƣờng trực HĐND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc pháp luật quy định, phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ, các đoàn thể, chỉ đạo các Tổ đại biểu thực hiện chƣơng trình hoạt động, đảm bảo thực hiện đúng Luật, Quy chế và chƣơng trình
đã đƣợc thông qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của địa phƣơng.
Để hoạt động kỳ họp đạt kết quả, Thƣờng trực HĐND đã phối hợp với UBND xã chuẩn bị nội dung, chƣơng trình, xây dựng nội dung các văn bản, tài liệu trình tại kỳ họp. Trƣớc các kỳ họp, tổ chức hội nghị với UBND, Uỷ ban MTTQ, các ban, ngành liên quan để thống nhất nội dung, chƣơng trình; trên cơ sở nội dung, thời gian đã đƣợc thống nhất, Thƣờng trực HĐND xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri và gửi thông báo dự kiến chƣơng trình, nội dung, địa điểm và thời gian tổ chức kỳ họp đến từng đại biểu HĐND xã và thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của xã để các đại biểu nắm bắt thông tin và phối hợp với UBND, MTTQ xã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri. Trong kỳ họp HĐND, luôn tôn trọng và khuyến khích sự tham gia phát biểu ý kiến của các đại biểu HĐND cũng nhƣ các đại biểu mời dự; việc điều hành kỳ họp cũng đƣợc đổi mới, sắp xếp khoa học, giảm thời gian thông qua các báo cáo, tăng thời gian cho các đại biểu thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn. Những ý kiến khác nhau trong từng vấn đề đƣợc các đại biểu HĐND phân tích làm rõ trƣớc khi thông qua. Do làm tốt công tác chuẩn bị và bố trí nội dung, chƣơng trình hợp lý nên chất lƣợng kỳ họp đƣợc nâng cao. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND xã đã tổ chức đƣợc 07 kỳ họp, các báo cáo trình kỳ họp đƣợc Thƣờng trực HĐND xã thẩm tra, tài liệu liên quan đến kỳ họp đƣợc gửi đến các đại biểu HĐND theo đúng quy định, các nghị quyết trình tại kỳ họp đều đƣợc thông qua với kết quả biểu quyết tán thành cao.
Kết quả đạt đƣợc thể hiện ở một số hoạt động cụ thể nhƣ sau:
- Công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND có nhiều cải tiến và đổi mới, tập trung nâng cao chất lƣợng các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết trình HĐND; Thƣờng trực HĐND chỉ đƣa vào chƣơng trình kỳ họp HĐND Tỉnh xem xét quyết định những vấn đề đã chuẩn bị chu đáo về nội dung, bảo đảm đúng thời hạn, thẩm quyền, quy trình, thủ tục quy định (trừ những vấn đề đột xuất, cấp bách hoặc chấp hành theo chủ trƣơng, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền); rút ngắn thời gian đọc văn bản tại Hội trƣờng (ngoài việc chuẩn bị báo
cáo đầy đủ gửi trƣớc để đại biểu nghiên cứu, cơ quan trình phải có báo cáo tóm tắt để trình bày tại kỳ họp) dành thời gian thảo luận, tranh luận về các vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau và những đề xuất mới.
- Công tác điều hành kỳ họp của Chủ tọa tiếp tục có những đổi mới, dân chủ, đúng luật và phát huy trí tuệ của đại biểu HĐND (tạo điều kiện cho nhiều đại biểu đóng góp ý kiến, dành nhiều thời gian cho việc chất vấn và trả lời chất vấn).
- Nội dung trình tại kỳ họp đều đƣợc các Ban HĐND thẩm tra; công tác thẩm tra đƣợc thực hiện đúng quy định, báo cáo thẩm tra đi vào chiều sâu, làm cơ sở để đại biểu thảo luận, quyết nghị. Các Ban chủ động phối hợp, tham gia ngay từ đầu với cơ quan trình. Chất lƣợng thẩm tra của các Ban ngày càng đƣợc nâng lên, có tính phản biện cao, cung cấp nhiều thông tin, tạo thuận lợi cho quá trình xem xét, quyết nghị tại các kỳ họp.
- Đại biểu HĐND các cấp đều xác định đƣợc tầm quan trọng của các kỳ họp HĐND nên đều tham dự khá đầy đủ (trừ những trƣờng hợp bất khả kháng đều có xin phép vắng) và tham gia thảo luận, quyết định những vấn đề của địa phƣơng một cách dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm.
- Công tác thông tin tuyên truyền về kỳ họp đƣợc chú trọng, các kỳ họp thƣờng kỳ đƣợc tổ chức 1 ngày truyền thanh trực tiếp các phiên họp khai mạc, bế mạc, chất vấn, trả lời chất vấn để cƣ tri theo dõi, giám sát.
Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp vẫn còn mặt hạn chế cần có giải pháp khắc phục nhƣ: Một số văn bản trình còn chung chung, chƣa tập trung vào nội dung chính cần trình; một số đại biểu chƣa dành nhiều thời gian nghiên cứu trƣớc tài liệu, một số nội dung nghị quyết chƣa đƣợc đại biểu tập trung thảo luận sâu; một số tài liệu các ngành hữu quan gửi đến Thƣờng trực, các Ban HĐND chậm so với thời gian quy định…từ đó tạo sức ép về thời gian, nhất là ảnh hƣởng đến công tác thẩm tra của các Ban HĐND… HĐND cấp xã đã tổ chức các kỳ họp thƣờng lệ theo quy định. Tuy nhiên, do nhân sự lãnh đạo HĐND, các ban HĐND chƣa đƣợc tập huấn kỹ năng công tác đại biểu nên việc tổ chức các kỳ họp còn lúng túng, thực hiện còn đơn giản.
Thành viên Thƣờng trực HĐND xã chỉ có Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND (không cơ cấu Trƣởng các Ban của HĐND xã) nên khó khăn trong tổ chức hoạt động khiến vai trò của Thƣờng trực HĐND xã chƣa đƣợc thể hiện rõ. Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giám sát việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo cũng đã đựơc triển khai thực hiện nghiêm túc. Việc xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri trƣớc và sau kỳ họp của các tổ đại biểu và đại biểu ở các thôn theo đúng luật, dân chủ và hiệu quả .
Thƣờng trực HĐND xã đã thƣờng xuyên phối hợp với UBND xã đôn đốc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND. Duy trì các phiên họp của Thƣờng trực HĐND xã, giữa Thƣờng trực HĐND xã với Tổ trƣởng các tổ đại biểu HĐND để đánh giá kết quả hoạt động theo chƣơng trình đã đề ra, xác định một số mặt còn tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HĐND, nhất là việc thực hiện chức năng quyết định và giám sát; đồng thời thống nhất chƣơng trình hoạt động trọng tâm trong thời gian tiếp theo. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Đảng uỷ, UBND xã, các đoàn thể.
Năm 2017, HĐND xã tại Tỉnh Vĩnh Phúc về đa số đã thực hiện các hoạt động đúng chƣơng trình đã đƣợc Nghị quyết thông qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đạt đƣợc kết quả trên là do có sự chủ động của Thƣờng trực HĐND, các đại biểu HĐND xã, sự lãnh chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, sự hƣớng dẫn. đôn đốc kịp thời của UBND huyện và sự phối kết hợp chặt chẽ của UBND xã, UBMTTQ và các ngành, đoàn thể, sự tham mƣu, giúp việc kịp thời của Văn phòng HĐND và UBND xã.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt đƣợc, hoạt động kỳ họp của HĐND xã vẫn còn tồn tại những hạn chế nhƣ sau:
- Tại các kỳ họp, do chƣa đƣợc chỉ đạo, định hƣớng và có sự chuẩn bị kỹ, đa số các ý kiến đăng ký thảo luận là của các đại biểu hoạt động chuyên trách và một số đại biểu có trách nhiệm, tâm huyết với hoạt động của HĐND. Nhiều đại biểu chƣa phát huy vai trò, trách nhiệm của ngƣời đại biểu Nhân dân; chƣa bám sát thực tiễn và thiếu sự theo dõi, nắm bắt tình hình ở cơ sở; chƣa chủ động
nghiên cứu các chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc; một số đại biểu kinh nghiệm hoạt động còn ít, thiếu mạnh dạn, do đó, việc đăng ký thảo luận có khi còn hạn chế, thiếu chủ động. Đặc biệt, một số đại biểu nhiều kỳ họp không tham gia thảo luận, đã đƣợc Thƣờng trực HĐND có văn bản gợi ý, yêu cầu tham gia nhƣng vẫn chƣa phát huy trách nhiệm của mình để đăng ký thảo luận tại kỳ họp.
- Chƣơng trình kỳ họp chƣa dành nhiều thời gian tƣơng xứng để thảo luận ở phiên toàn thể. Công tác chuẩn bị của một số đại biểu chƣa kỹ lƣỡng, thiếu sự đầu tƣ nghiên cứu, chƣa sát thực tiễn nên thảo luận còn dài, chất lƣợng chƣa cao, phải để Chủ tọa nhắc nhở. Một số ý kiến thảo luận mang tính hình thức, nội dung còn chung chung, chƣa sâu sắc, còn mang tính cá nhân, đề cập đến các sự việc nhỏ lẻ tại địa phƣơng mà chƣa mang tính tổng thể, bao quát, tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Một số giải pháp đề xuất chƣa rõ ý, chƣa cụ thể để các cấp, các ngành tiếp thu trong quá trình chỉ đạo, điều hành. Đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phƣơng tham gia thảo luận nhƣng còn nặng về đánh giá tình hình của cơ quan, địa phƣơng mình mà chƣa chú trọng giải thích, tranh luận, làm rõ hơn những vấn đề mà đại biểu quan tâm.
- Việc thảo luận theo chuyên đề, theo Tổ đại biểu còn hạn chế, chƣa đƣợc chú trọng mà chủ yếu là thảo luận tại phiên họp tập thể HĐND, việc tổng hợp ý kiến thảo luận tại Tổ chƣa đƣợc chú ý. Do đó, chƣa giải quyết triệt để các nội dung còn có nhiều ý kiến trái chiều, khác nhau giữa các đại biểu. Mặt khác, chƣa khắc phục tình trạng một số đại biểu đăng ký nhƣng chƣa đƣợc thảo luận do đã hết thời gian phiên họp; một số đại biểu có những ý tƣởng, giải pháp hay, phù hợp với thực tiễn nhƣng nội dung ngắn nên còn tâm lý e ngại, không đăng ký thảo luận tại kỳ họp.
- Việc nghiên cứu, lựa chọn, tiếp thu của UBND xã đối với các đề xuất, kiến nghị của đại biểu HĐND xã để chỉ đạo các sở, ngành, địa phƣơng tổ chức thực hiện còn chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng, chƣa có sự chỉ đạo theo dõi, nắm bắt để tiếp thu ngay tại kỳ họp. Công tác theo dõi, đôn đốc việc tiếp thu kiến nghị, đề
xuất của đại biểu còn gặp khó khăn do quy định của nhà nƣớc chƣa rõ ràng. Các ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND xã đề cập đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phạm vi rộng, nhiều ý kiến khác nhau nên việc theo dõi, tổng hợp các nội dung để đề nghị UBND xã lựa chọn, tiếp thu còn gặp nhiều khó khăn.
Từ thực trạng đó, xác định hoạt động thảo luận vừa là nội dung bắt buộc trong chƣơng trình kỳ họp HĐND, vừa là giải pháp quan trọng phát huy ý thức trách nhiệm và trí tuệ của các đại biểu trƣớc cử tri, góp phần nâng cao chất lƣợng các kỳ họp của HĐND, Thƣờng trực HĐND xã rất chú trọng quan tâm đổi mới hoạt động thảo luận tại kỳ họp, đặc biệt là nâng cao chất lƣợng các buổi thảo luận tại tổ. Những đổi mới trong hoạt động thảo luận của HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ sau:
Về công tác chuẩn bị:
- Để chuẩn bị cho phiên thảo luận đƣợc tốt, Thƣờng trực HĐND xã đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các đại biểu HĐND xã phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động nghiên cứu trƣớc tài liệu và căn cứ tình hình thực tiễn công tác tại cơ quan, đơn vị, quá trình theo dõi, nắm bắt tình hình ở cơ sở, nghiên cứu, lựa chọn những vấn đề nổi lên, đƣợc cử tri và Nhân dân quan tâm và kiến nghị nhiều lần để đăng ký nội dung thảo luận tại kỳ họp.
- Trên cơ sở các đăng ký thảo luận, Chủ tọa kỳ họp lựa chọn nội dung, định hƣớng nhóm vấn đề mà cử tri và đại biểu quan tâm nhất, từ đó, thảo luận về các giải pháp cụ thể để triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể nhƣ:
+ Về những vấn đề nổi lên qua theo dõi, nắm bắt tình hình ở cơ sở, đƣợc nhiều cử tri quan tâm, phản ánh nhiều lần liên quan đến thẩm quyền giải quyết, xử lý của HĐND xã, UBND xã và các ban ngành.
+ Về những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã đƣợc Nghị quyết của HĐND xã đề ra; những vấn đề quan trọng, cấp bách nảy sinh từ tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, kiến nghị, đề xuất thêm các giải pháp để các cơ quan
chức năng tiếp thu trong quá trình chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Những vấn đề mà qua thẩm tra các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết của các Ban của HĐND xã còn có nhiều ý kiến khác nhau, cần phải thảo luận kỹ để đi đến thống nhất.
+ Giải pháp trồng cây kinh tế, cây lâu năm thay thế cho cây cao su thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng, thiệt hại do bão; chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết; vấn đề giải phóng mặt bằng cho các dự án lớn,…
+ Yêu cầu các đại biểu tập trung vào các vấn đề trọng tâm, các vấn đề lớn, không sa đà vào phần tình hình của cơ quan đơn vị địa phƣơng, đồng thời, gợi mở thêm những vấn đề mà các đại biểu ít quan tâm. Các ý kiến thảo luận đƣợc yêu cầu trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào trọng tâm và giới hạn thời gian trong khoảng từ 10 – 15 phút.
Tại kỳ họp:
- Các phiên họp thảo luận đƣợc chuẩn bị tốt, kỹ lƣỡng, nhờ vậy, nhiều đại biểu đã phát huy trách nhiệm, nhiều kỳ liên tiếp thảo luận, nhiều ý kiến tâm huyết, đã bày tỏ những trăn trở về đời sống, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn và đề xuất các giải pháp, biện pháp thiết thực để UBND xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Để chƣơng trình kỳ họp đảm bảo tiến độ đề ra, vai trò của Chủ tọa kỳ họp trong công tác điều hành là hết sức quan trọng. Tại các kỳ họp của HĐND xã, công tác điều hành của Chủ tọa khoa học, linh hoạt, kịp thời nhắc nhở các đại biểu về nội dung, thời gian trình bày; nhiều đại biểu đăng ký nhƣng chƣa đƣợc