Hoạt động của các ban hội đồng nhân dân xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.3.3. Hoạt động của các ban hội đồng nhân dân xã

Theo quy định của luật, tổ chức bộ máy HĐND xã có thêm các ban chức năng, bƣớc đầu đi vào hoạt động đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận. Việc ban hành nghị quyết đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đúng pháp luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng trên địa bàn nhƣ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa…

Sau khi đƣợc thành lập, Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội của HĐND xã khóa III, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tiến hành thẩm tra các báo cáo, tờ trình, nghị quyết trình tại kỳ họp thứ 2, HĐND xã khóa III. Hiện nay, Ban Pháp chế HĐND xã gồm có 5 thành viên. Tuy nhiên, các vị trí trong ban pháp chế là hình thức kiêm nhiệm: Thƣờng trực Đảng ủy thị trấn kiêm trƣởng Ban Pháp chế, vừa đảm nhận công tác Thƣờng trực Đảng ủy kiêm Trƣởng ban pháp chế, Chủ nhiệm ủy ban kinh tế, Trƣởng khối Dân vận nên đối với bản thân gặp nhiều khó khăn. Ngoài kinh nghiệm chƣa nhiều thì do kiêm nhiệm nhiều việc nên thời gian tập trung hoạt động cho ban thực sự chƣa đƣợc xứng đáng. Bản thân các cán bộ này phải thực sự nỗ lực, cố gắng để sắp xếp thời gian, công việc cho hoạt động của ban.

Nhiệm kỳ 2016-2021 áp dụng luật mới, bộ máy của HĐND xã có thêm 2 ban (Ban pháp chế và ban kinh tế - xã hội), nên hoạt động rõ ràng, hiệu quả hơn so với các nhiệm kỳ trƣớc. Các ban cũng chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát các vấn đề của xã, thôn tích cực hơn, số cuộc giám sát nhiều hơn. Chính vì thế, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các ban HĐND xã đã giám sát rất nhiều cuộc (nhiệm kỳ trƣớc chỉ trung bình mỗi năm 3 cuộc) về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa; quản lý đất đai...

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì hoạt động của ban pháp chế còn nhiều lúng túng, phải vừa học, vừa làm, từng bƣớc học hỏi. Nhất là việc thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật rất khó khăn vì các thành viên trong ban thiếu chuyên môn, vừa không có kinh nghiệm, cách thức tiến hành giám sát. Các ban HĐND xã nhìn chung chƣa phát huy đƣợc chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động giám sát của Thƣờng trực, các ban, đại biểu HĐND xã còn ở mức độ mới tiếp cận, cá biệt có nơi chƣa tiến hành. Ở cấp xã chỉ có 1 công chức văn phòng thống kê, vừa làm thƣ ký, vừa phải đảm nhận các công việc phục vụ khác nên gặp nhiều khó khăn. Việc không thành lập tổ đại biểu HĐND cấp xã cũng khó khăn trong công tác tổ chức tiếp xúc cử tri ở địa phƣơng và các hoạt động khác.

Thực trạng chung các ban của HĐND xã nói chung, hoạt động kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách, không qua đào tạo bồi dƣỡng, nhất là hoạt động của Ban pháp chế rất lúng túng, chƣa hình dung đƣợc công việc mình làm. Để hỗ trợ hoạt động của HĐND xã, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phối hợp với Thƣờng trực HĐND các huyện tổ chức các đợt tập huấn, lớp đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ nhất là chức năng, nhiệm vụ của các ban của HĐND xã trong thực hiện nhiệm vụ thẩm tra và giám sát đi vào nề nếp, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)