Học thuyết nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 1, tp HCM (Trang 39 - 40)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1 Học thuyết nhu cầu của Maslow

Tháp nhu cầu của Maslow được nhà tâm lý học người Anh Abraham Maslow (1908-1970) đưa ra vào năm 1943 trong bài viết “A Theory of Human Motivation” là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được nghỉ ngơi… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu vì nếu không được đáp ứng họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Các nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân…

Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với các nhu cầu cầu bậc cao này. Với một người, nếu thiếu nhu cầu cơ bản thì họ sẽ không quan tâm đến

Theo lý thuyết nhu cầu, Abraham Maslow cho rằng sự vận động và phát triển của xã hội dưới sự tác động của quy luật liên quan đến nhu cầu của con người. Cấu trúc tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp. Đáy hình tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng đầy đủ.

Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc “thể lý” (physiological) – thức ăn, nước uống, nơi ở, nghỉ ngơi…

Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về mức độ an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản…

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm (love), muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) – cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.

Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) – muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. Từ mô hình tháp nhu cầu của Maslow cho thấy, nhu cầu tự nhiên của con người theo thang bậc khác nhau từ “đáy” lên đến “đỉnh”. Điều này phản ánh mức độ “thiết yếu” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội [24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 1, tp HCM (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)