7. Bố cục của luận văn
3.3. Các kiến nghị
Luận văn đề xuất một số kiến nghị sau đối với UBND Quận 1 và UBND Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo hiệu quả việc áp dụng các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho CC tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 1.
Đối với lãnh đạo UBND Quận 1
- Chú trọng hơn việc xây dựng và áp dụng các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho CC;
- Xây dựng và đảm bảo hiệu quả, công bằng, khách quan khi áp dụng các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho CC;
- Nên có chế tài rõ ràng và đủ mạnh để việc thưởng, phạt nghiêm minh công khai, minh bạch;
- Lãnh đạo UBND quận cần quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để có sự khích lệ, định hướng cho cấp dưới;
- Áp dụng tất cả các khoản khen thưởng, hỗ trợ tăng thu nhập cho đời sống CC được yên tâm công tác.
Đối với UBND thành phố Hồ Chí Minh
Đề án cơ chế chính sách đặc thù cho TP.HCM - thực sự là một đề án hay và sẽ mang lại nhiều hiệu quả cao cho bộ máy hành chính thành phố Hồ Chí Minh nói chung và UBND Quận 1 nói riêng. Do đó, thiết nghĩ, UBND thành phố sớm kiến nghị với Chính Phủ đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục, triển khai thí điểm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó làm tiền đề nhân rộng trong phạm vi cả nước.
Với vị trí đặc thù của Quận 1, áp lực giải quyết công việc quản lý nhà nước trên địa bàn là rất lớn, song song đó phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về hiệu quả, hiệu lực quản lý. Do đó, nhằm giảm tải phần nào khó khăn trong công tác nhân sự, thiết nghĩ kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố không cắt giảm biên chế giao cho đơn vị, không cắt giảm tỷ lệ tuyển dụng 50% nhân sự so với số lượng cán bộ, công chức, nghỉ hưu, nghỉ việc.
Trên đây là một số đề xuất của luận văn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao động lực làm việc cho CC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 1.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3:
Qua phân tích thực trạng và đánh giá động lực làm việc của CC các cơ quan chuyên môn tại UBND Quận 1 ở chương 2, trong chương 3 này, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài “Động lực làm việc của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”. Đó là một hệ thống gồm bảy giải pháp và các kiến nghị được phân tích, cũng như làm rõ tính khả thi của mỗi giải pháp để góp phần nâng cao động lực, kích thích tinh thần làm việc của người CC trong mỗi cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và UBND Quận 1 nói riêng. Từ đó, góp phần thu hút và giữa chân được một đội ngũ CC với trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm trong công việc, phẩm chất đạo đức tốt, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tạo ra một đội ngũ CC hành chính nhà nước “vừa hồng vừa chuyên”.
Duy trì và nâng cao động lực làm việctrong mỗi công chức hành chính Việt Nam là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà quản lý và sự thành công của nó quyết định đến sự thành công chung của nền hành chính Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong bất kì thời đại nào, đãi ngộ, thu hút nhân tài nói chung và đội ngũ CC nói riêng luôn là một vấn đề hết sức cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà những chế độ, chính sách đãi ngộ và thu hút của nhà nước vẫn chưa phát huy được hiệu quả, kém sức thu hút và cạnh tranh so với khu vực tư nhân, chưa khai thác và tận dụng được hết khả năng của đội ngũ CC. Chính điều đó, đòi hỏi Đảng và nhà nước và các cấp chính quyền phải có những chủ trương và đường lối, chính sách phù hợp, ổn định mang tính lâu dài, bền vững. Đồng thời bản thân của các chế độ, chính sách phải thực sự đáp ứng được các nhu cầu chính đáng và cơ bản đảm bảo được cuộc sống cho người CC. Phải thực sự nâng cao động lực thúc đẩy sự cố gắng, trách nhiệm, ý thức tự giác phát huy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của những công bộc phục sự nhân dân, phục vụ tổ quốc, mang lại sự phát triển hưng thịnh của đất nước nói chung và UBND Quận 1 nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu, thông qua khảo sát, tìm hiểu động lực làm việc của CC và các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ CC tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 1, luận văn cơ bản phản ánh được một cách khá cụ thể thực trạng động lực làm việc của CC các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban. Luận văn cũng nêu ra những ưu điểm và tồn tại thiếu sót, đồng thời đi sâu, phân tích chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế đó. Kết quả phân tích này là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại. Hệ thống các giải pháp trong luận văn được đặt trong mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Mỗi giải pháp đều được xây dựng trên cơ sở lý luận, thực tiễn và hoàn cảnh cụ thể tại UBND Quận 1 để đảm bảo tính khả thi;Góp phần nâng cao động lực làm việc cho CC nói chung và cho CC tại UBND Quận 1 nói riêng có một nội động lực làm việc lớn, hăng say làm việc, gắn bó với cơ quan hành chính, góp phần quan trọng trong củng cố chính quyền, đảm bảo hiệu quả quản lý hành chính của cơ quan, đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ (2009), Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Chính phủ (2004), Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
3. Phạm Ngọc Dũng và An Như Hải (2012), Chảy máu chất xám: Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
4. Vũ Văn Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
5. Đảng bộ TP. HCM (2015), Nghị quyết Đại hội đại biều Đảng bộ TP. HCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
6. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb. Lao động - Xã hội.
7. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) (2008), Hành chính công, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) (2008), Hành chính học đại cương, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) (2007), Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên) (2001), Các giải pháp thúc đ y cải cách hành chính ở Việt nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên) (2003), Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Đình Hoan (chủ biên) (2008), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước, Nxb. Lao Động, Hà Nội.
14. Nguyễn Thanh Hội (2000), uản trị nhân sự, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Khắc Hùng, Lê Thị Vân Hạnh (2001), “Cải tiến cung ứng dịch vụ công trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước ta”, K yếu hội thảo “Dịch vụ công-nhận thức và thực tiễn”, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Khiển (2010), “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng dự án luật viên chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
17. Nguyễn Đức Lâm (2012), C m nang uản trị nguồn nhân lực, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lý, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr 249-252, tr 246-249, tr 239-241.
19. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Phạm Duy Nghĩa (2002), “Mối quan hệ giữa công quyền, công chức và công dân - cơ sở hình thành dịch vụ công”, K yếu hội thảo “Dịch vụ công và vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công”, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
21. Thang Văn Phúc (2007), “Đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy kiến thức hành chính cho cán bộ, công chức nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.
22. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền (2004), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, Công chức, Hà Nội.
24. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
25. Nguyễn Duy Sơn (2009), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ công chức các ban quản lý khu công nghệ cao (Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh , Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học Viện Hành chính, Thành Phố Hồ Chí Minh.
26. Võ Kim Sơn (chủ biên) (2008), Giáo trình Hành chính công, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
27. Võ Kim Sơn (chủ biên) (2008), Giáo trình quản lý học đại cương, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Văn Tân (2010), “Kết quả thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh trưởng phòng, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cấp sở, huyện tỉnh Phú thọ”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
30. Nguyễn Trang Thu (2013), Tạo động lực làm việc cho viên chức trong tổ chức, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
31. Trần Thị Thanh Thủy (2010), “Triết lý giáo dục và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
32. Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà (2010), Giáo trình Tiền lương – Tiền công, Nxb. Lao động – Xã hội, tr.283-284, tr.314, tr.320.
33. Tổng Bí thư (2012), Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10-8-2012 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
34. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đ y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại học đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đoàn Trọng Truyến (chủ biên) (1997), Hành chính học đại cương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Bùi Anh Tuấn (2009), Hành vi tổ chức, Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân.
Tiếng Anh
37. Maddock, R.C và Fulton, R. L, (1998), Motivaion, Emotion, and Leadership – The Silent Side of Management, USA Greenwood Publishing Group, Inc.
38.Robbins. S, (2001), Organisational Behavior.
39. Roy (2001), Work Motivation: Barrier and Satrategies, trích từ nguồn http://www.isical.ac.in/ddroy/workmoti.html.
40. Trích Liu, B, N., & Zhu, X (2008), Public service motivation and job satisfaction in China, An investigation of generalisability and instrumentality [Bản điện tử]. International Journal of Manpower, 29 (2008). 684-699.
Phụ lục 01
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC TẠI UBND QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH
Kính chào ông/ bà!
Mục đích của điều tra là nhằm xem xét lại các điều kiện làm việc dựa trên các yếu tố có ảnh hưởng đến động lực làm việc trong các cơ quan hành chính. Thông qua đó nhằm gia tăng động lực làm việc và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Xin ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Những thông tin ông/bà cũng cấp sẽ được giữ bí mật và kết quả khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
1. Tên phòng, ban mà ông/bà đang làm việc:……… 2. Vị trí công việc đang đảm nhận:………
(XIN KHOANH TRÒN VÀO CÁC LỰA CHỌN DƯỚI ĐÂY)
3. Ông/bà làm việc cho tổ chức này bao lâu? a. Dưới 1 năm
b. Từ 1 đến 5 năm c. Từ 6 đến 10 năm d. Từ 11 đến 15 năm e. Trên 15 năm
II. SỰ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC
4. Mức độ hài lòng với vị trí công việc hiện tại của ông bà như thế nào? a. Hài lòng
c. Không hài lòng
5. Ông/bà có thường xuyên trễ hẹn khi thực hiện các công việc, nhiệm vụ cấp trên giao không?
a. Có
b. Không
6. Ông/bà cảm thấy mình đã được thừa nhận đúng và chính xác kết quả thực thi công việc ở mức độ nào?
a. Thường xuyên b. Trung bình c. Không bao giờ
7. Ông/bà có thấy phấn khởi và thoải mái khi đến cơ quan để nỗ lực làm việc hết mình không?
a. Có
b. Không
Nếu không, xin ông/bà cho biết 3 lý do chính:……… 8. Ông/bà cảm thấy mình có hăng say làm việc hay không?
a. Có
b. Không
Nếu trả lời là không, hãy cho biết 3 lý do dẫn đến điều đó:……… 9. Ông/bà có nghĩ rằng mình sẽ gắn bó với công việc hiện tại.
a. Có
b. Không
10. Ông/bà có được thủ trưởng đơn vị trao quyền và sẵn sàng đón nhận thực hiện công việc không?
a. Có b. Không
11. Ông/bà có luôn cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch mà bộ phận cấp trên đề ra không?
a. Có
b. Không c. Trung bình
12. Ông/bà có tìm thấy được cơ hội thăng tiến trong môi trường hành chính hiện đang công tác không?
a. Có
b. Không.
c. Trung bình
13. Trong 10 tháng qua, ông/bà có dự định rời khỏi đơn vị hành chính đang làm việc không?
a. Có
b. Không
Nếu có, xin cho biết 3 lý do khiến ông/bà muốn chuyển đi……… 14. Theo sự quan sát của ông/bà, đơn vị của ông/bà có đang nỗ lực để giữ chân những công chức có chuyên môn giỏi không?
a. Có
b. Không
c. Trung bình
15. Ông/bà hãy cho biết 3 điều mà tổ chức của ông/bà đã làm để giữ chân người giỏi:...
16. Ông/bà đánh giá về khối lượng công việc mình đảm nhận hiện nay như thế nào?
a. Phù hợp b. Quá tải
c. Không phù hợp
Nếu chọn “Không phù hợp”, xin cho biết lý do cụ thể:………
III. MỐI QUAN HỆ VỚI THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
17. Ông/bà có được thủ trưởng đơn vị hay người quản lý trực tiếp khen ngợi khi hoàn thành tốt một công việc không?
a. Có
b. Không
c. Thỉnh thoảng
18. Ông/bà đánh giá cách quản lý của người thủ trưởng hiện tại như thế nào? a. Tốt
b. Trung bình c. Chưa tốt
19. Thủ trưởng của ông/bà có trao đổi một cách rõ ràng với ông/bà về các kết quả công việc cần phải đạt được không?
a. Có
b. Không
20. Thủ trưởng của ông/bà có dành thời gian để lắng nghe những điều ông/bà trao đổi công việc khi gặp khó khăn và đưa ra những gợi ý hợp lý không?
a. Có b. Không
21. Thủ trưởng của ông/bà có tạo điều kiện cho ông/bà được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ không?
a. Có
b. Không
22. Ông/bà có được cung cấp bản mô tả công việc một cách đầy đủ về yêu cầu công việc và trách nhiệm cụ thể khi đảm nhận vị trí công việc không?
a. Có
b. Không
23. Dựa vào công tác đánh giá, nhận xét 06 tháng đầu năm, xin ông/bà cho biết thủ trưởng mình có khách quan và công bằng trong đánh giá không?
a. Có
b. Không
IV. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
24. Môi trường làm việc của ông/bà có được an toàn, đảm bảo sức khỏe và thoải mái không?
a. Có b. Không
c. Trung bình
25. Ông/bà có được trang bị đầy đủ, cơ bản các trang thiết bị làm việc để đảm bảo