Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 1, tp HCM (Trang 41 - 43)

7. Bố cục của luận văn

1.3.3 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Victor Vroom giới thiệu một lý thuyết mới về động lực, một trong những yếu tố quan trọng trong lý thuyết về quản lí. Thuyết kỳ vọng về động lực trong lao động đưa ra một câu hỏi lớn: Đâu là yếu tố quyết định trong sự nhiệt tình của người lao động đối với các công việc của tổ chức?

Để trả lời câu hỏi này, thuyết kỳ vọng đã đưa ra giải thuyết “người ta thường làm tất cả những gì trong khà năng của họ nếu đó là những gì họ mong muốn”. Cụ

thể hơn, Vroom cho rằng động lực phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ba yếu tố kỳ vọng:

 Sự kỳ vọng: Niềm tin của người làm việc rằng nếu làm việc chăm chỉ thì sẽ đạt được điều mình mong muốn (còn được gọi là sự kỳ vọng vào sự nỗ lực).

 Cách thực hiện: Niềm tin của người làm việc rằng nếu làm tốt sẽ nhận được những kết quả hoặc thưởng công xứng đáng (còn gọi là sự kỳ vọng vào kết quả lao động).

 Sự coi trọng: Giá trị của thưởng công có thể nhận được hoặc kết quả của công việc.

Thuyết kỳ vọng cho rằng mối liên quan của động lực (M), sự kỳ vọng (E), cách thực hiện (I) và sự coi trọng (V) được thể hiện trong phép tính:

M= E x I xV

Nói cách khác, động lực được quyết định bởi sự kỳ vọng nhân với cách thực hiện và sự đánh giá. Phép tính này giải thích cho một số lý thuyết quan trọng trong quản lí. Về mặt toán học, nếu bất cứ yếu tố nào của vế phải có giá trị bằng 0 thì vế trái sẽ bằng 0, hay động lực có giá trị là 0. Các nhà quản lí do đó phải đưa ra cách có thể khuyến khích được cả ba yếu tố (E, I, V), chứ không phải chỉ một yếu tố riêng lẻ.

Động lực=Kỳ vọng x Cách thực hiện x Sự coi trọng.

Ví dụ như, một nhà quản lí đang lưỡng lự liệu kỳ vọng được thăng tiến có phải là một động lực đối với cấp dưới hay không. Giả thiết thường được đưa ra là sự thăng tiến chính là động lực. Nhưng điều này không hẳn đã đúng. Theo thuyết kỳ vọng thì một người sẽ có rất ít động lực nếu một trong ba yếu tố sau có tác động. Đầu tiên, nếu sự kỳ vọng thấp thì động lực sẽ giảm. Anh ta sẽ cảm thấy không thể làm việc vất vả tới mức đủ để đạt được sự thăng tiến, như vậy sẽ không cần phải cố gắng thêm. Thứ hai, động lực giảm nếu cách thực hiện không tốt. Một người sẽ không có đủ tự tin rằng mình có thể làm tốt tới mức nhận được sự thăng tiến, vậy thì cũng không cần cố gắng gì nữa. Thứ ba, là sự coi trong thấp sẽ làm giảm động

lực. Nếu một người không đánh giá cao giá trị của việc thăng tiến thì việc thăng tiến sẽ không có ý nghĩa gì. Vì vậy, họ cũng thôi không cố gắng nữa.

Thuyết kỳ vọng giúp các nhà quản lý ý thức được rõ ràng hơn về vấn đề này; cho thấy những bài học như: làm việc với từng cá nhân và cố gắng khuyến khích sự kỳ vọng của họ. Nói cách khác, một người quản lý có thể sử dụng thuyết kỳ vọng của riêng họ miễn là cân nhắc tới ba yếu tố nói trên [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 1, tp HCM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)