Giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 68 - 71)

sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và Luật pháp quy định

Nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới của đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ mới cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, đó là: "Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội" [11, tr124].

Quan điểm của Đảng về vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một lần nữa được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh… [12, tr 246].

Phải xác định rõ vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phải được xác định và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền.

Bằng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, Nhân dân thực hiện xây dựng và bảo vệ Đảng, để Đảng không mắc sai lầm chủ quan duy ý chí, quan liêu, độc đoán chuyên quyền mà mức nguy hại của nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Thông qua phản biện xã hội để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, do đó hoạt động phản biện xã hội của Nhân dân phải thể hiện được tính xây dựng đối với Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải dựa vào chương trình công tác của Ban Thường vụ cấp uỷ cùng cấp và thống nhất trong chương trình phối hợp với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp; phải đề ra được nội dung phản biện là vấn đề gì trên hai lĩnh vực xây dựng chủ trương chính sách của Đảng và xây dựng pháp luật của Nhà nước.

Quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chương trình trọng tâm của các cấp ủy Đảng, hằng năm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình giám sát, phản biện xã hội và báo cáo với cấp ủy cùng cấp trước khi thực hiện. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước, không lợi dụng việc giám sát, phản biện xã hội để gây khó khăn, cản trở hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và làm ảnh hưởng đến uy tín và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, làm tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận hoạt động. Đây là một trong những quy định mang tính nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Điều đó có nghĩa là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với những vấn đề, lĩnh vực mà pháp luật cho phép.

Xét về mục đích vì lợi ích của Nhân dân thì giữa pháp luật với phản biện xã hội của Mặt trận là thống nhất. Vì vậy, để phản biện xã hội đạt mục đích cao nhất thì phải đặt nó trong khuôn khổ luật pháp. Trong một nhà nước pháp quyền, luật pháp được coi là tối thượng, người dân được làm những gì luật pháp không cấm, điều đó cũng có nghĩa là người dân không được làm những gì mà luật pháp không cho phép. Hai phương diện đó kết hợp với nhau mới bảo đảm cho luật pháp được thực thi có kết quả, lợi ích của người dân mới được bảo vệ và mục đích của luật pháp, của phản biện xã hội mới được thực hiện.

Muốn thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội, Nhà nước cần ban hành cơ chế pháp lý cụ thể là cần ban hành Luật phản biện hay một pháp lệnh về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc. Trong đó phải nêu rõ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm, quyền hạn thế nào trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội. Cụ thể như Mặt trận được phản biện đối với những chính sách, chủ trương nào, trong phạm vi nào, phản biện theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước hay Mặt trận được quyền tự chọn vấn đề phản biện. Mặt trận cần được quyền lựa chọn vấn đề phản biện, được quyền yêu cầu cơ quan chủ trì đề án, dự án trình để Mặt trận tham gia phản biện; Mặt trận được quyền cung cấp thông tin cần thiết ở mức nào để phản biện. Ý kiến phản biện của Mặt trận có được công khai không, công khai ở mức nào hay vẫn phải giữ bí mật?... Những quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Mặt trận trong phản biện phải được làm rõ chứ không thể nói chung chung. Cũng phải quy định rõ, cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước phải tiếp thu, trả lời thế nào đối với các ý kiến phản biện của Mặt trận. Những vấn đề Mặt trận phản biện mà cơ

quan chủ trì đề án, dự án thấy không tiếp thu được thì phải giải thích thế nào, Mặt trận sẽ trao đổi lại thế nào, trường hợp Mặt trận không đồng tình với quyết định đó thì sẽ như thế nào? Hay các cơ quan Đảng, Nhà nước không trả lời lại các ý kiến phản biện của Mặt trận, hay thấy đúng mà không tiếp thu thì sao?... Tất cả đều phải được quy định rõ thì tiếng nói phản biện của Mặt trận mới có hiệu quả, có giá trị, ý nghĩa thực sự trong đời sống xã hội.

Những quan điểm trên đây đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc các cấp trong quá trình thực hiện phản biện xã hội phải khách quan, trung thực, bảo đảm những chuẩn mực đạo đức công dân. Các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với các nội dung phản biện phải được luận chứng khoa học, các kiến nghị có sức thuyết phục cao và thể hiện tinh thần xây dựng. Nếu mất tính khách quan, trung thực, không xây dựng sẽ dẫn đến những hiện tượng tiêu cực đủ, làm tha hoá bản chất tốt đẹp của dân chủ. Khi ấy phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ trở nên hình thức, thậm chí trở thành công cụ để lợi dụng mưu cầu lợi ích nhóm hoặc cá nhân. Do vậy cần đề phòng các khuynh hướng lợi dụng phản biện làm ảnh hưởng đến uy tín và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, làm tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)