Hoạt động phản biện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 54 - 58)

Hòa Bình

Phát huy vai trò chủ thể trong công tác phản biện xã hội, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và tình hình thực tế xây dựng các văn bản dự thảo về chính sách pháp luật của Nhà nước của Trung ương và địa phương; các văn bản có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Hằng năm Mặt trận Tổ quốc các cấp lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch phản biện xã hội với tinh thần quyết tâm, chủ động, sáng tạo, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chủ trì triển khai các hoạt động phản biện xã hội ở các vấn đề, lĩnh vực có ý nghĩa, tác động lớn đến toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân

như các dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Hình sự, Luật Dân sự, các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh...

Mặc dù hoạt động phản biện xã hội đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp triển khai thực hiện từ rất lâu, nhưng chỉ từ khi có Quyết định 217- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI và Hiến pháp năm 2013, thì hoạt động này mới được triển khai thực chất, sâu rộng và hiệu quả hơn.

Kết quả, từ năm 2014 đến 2019, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tổ chức phản biện xã hội được trên 515 cuộc với 520 văn bản dự thảo của các cơ quan chính quyền, trong đó:

+ Tổ chức hội nghị các cơ quan thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 103 cuộc với 103 văn bản.

+ Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên) trong hệ thống của đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện được 336 cuộc với 336 văn bản

+ Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện được 76 cuộc với 76 văn bản.

Các văn bản được phản biện xã hội hầu hết là những văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của các cơ quan, địa phương, đơn vị trong thực thi các văn bản của Đảng và Nhà nước... Nhiều nội dung tham gia ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao, coi đây là một kênh thông tin quan trọng, giúp cấp ủy, chính quyền khi xem xét, quyết định và ban hành các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân một cách phù hợp và hiệu quả nhất; góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Nhằm phát huy quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vựng mạnh, cấp ủy, chính quyền các cấp đã phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng chính quyền bằng cách hằng năm công khai các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; các quy trình, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là những bộ phận, cán bộ, công chức có công việc thường xuyên phải tiếp xúc, trao đổi với Nhân dân thông qua các hội nghị triển khai, cấp phát tài liệu, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, đăng tải các nội dung trên các trang điện tử của ngành, địa phương....để Nhân dân được biết và tham gia góp ý. Các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn công khai số điện thoại đường dây nóng và hòm thư góp ý để Nhân dân tham gia ý kiến; thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và các địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức và tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, với phương châm lấy sự hài lòng của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công việc. Kết quả, từ năm 2014 đến năm 2019 Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã tham gia góp ý được trên 6.980 lượt, cụ thể:

+ Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể chính trị - xã hội góp ý 2.903 lượt, trong đó cấp xã 2.386 lượt, cấp huyện 455 lượt, cấp tỉnh 62 lượt.

+ Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động và công dân góp ý 4.077 lượt.

Quá trình góp ý đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng và phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước; không lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến quy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.

Các ý kiến, góp ý được tổng hợp bằng văn bản gửi đến các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, tiếp thu và điều chỉnh bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên; tạo niềm tin, sự đồng thuận cao trong xã hội. Kết quả, trong 5 năm qua các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp đã tiếp thu trên 6.980 lượt ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân.

Có được những kết quả trên là do có sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội giữa Mặt trận Tổ quốc với các ngành chức năng, trong đó có chính quyền các cấp.Với vai trò là chủ thể giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hằng năm Mặt trận Tổ quốc các cấp đã chủ động phối hợp với ủy Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng chương trình giám sát, phản biện, báo cáo với cấp ủy và tổ chức ký chương trình phối hợp thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu của địa phương và chức năng của tổ chức; phân công các đồng chí lãnh đạo phụ trách và bộ phận giúp việc trực tiếp triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc để triển khai, thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã thông tin kịp thời cho đối tượng được giám sát, phản biện những nội dung liên quan. Cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị được giám sát, phản biện đã cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, văn bản dự thảo liên quan đến nội dung giám sát, phản biện. Trong quá trình tổ chức, thực hiện thường xuyên phối hợp, trao đổi những vấn đề chậm, mới phát sinh hoặc khó thực hiện để cùng thống nhất, đưa giải pháp khắc phục để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Hằng năm, cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được cư tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về giám sát, phản biện xã hội do Trung ương và tỉnh tổ chức.

Trong giai đoạn từ 2014 - 2019, toàn tỉnh đã tổ chức được 25 lớp tập huấn cho trên 1.860 lượt cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 55/2017/NQ- HĐND ngày 13/7/2017 quy định nội dung, mức chi bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo cơ quan chức năng đảm bảo cho cán bộ, công chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội được hưởng đúng, đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với các tổ chức phi Chính phủ triển khai các dự án tăng cường năng lực giám sát trong cộng đồng. Tổ chức hội thảo chia sẻ sáng kiến và kinh nghiệm thúc đẩy giám sát xã hội, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc về nghiệp vụ, kỹ năng giám sát nhân dân; Ban giám sát đầu tư cộng đồng và Ban thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)