Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 49 - 54)

trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

2.2.1. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Hòa Bình

Trong những năm qua, xác định giám sát, phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay, giúp Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện tốt hơn chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho các tầng lớp Nhân dân, nâng cao vai trò, vị thế của công tác Mặt trận trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội. Vì vậy để triển khai thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát của mình, bám sát chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những vấn đề bức xúc của Nhân dân, của cử tri, hằng năm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát. Đồng thời phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan để hỗ trợ triển khai, bảo đảm giám sát thiết thực, đúng thực tế, có tác động tốt tới đời sống chính trị, xã hội và Nhân dân.

Việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong những năm qua luôn bảo đảm các nguyên tắc, các quy định và pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; có sự phối hợp chặt chẽ trong hệ thống Mặt trận và giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận với các tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm khách quan, công khai, hiệu quả thiết thực và mang tính xây dựng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Theo báo cáo đánh giá số 553-BC/TU, ngày 13/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217- QĐ/TQQ, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; báo cáo kết quả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và quá trình theo dõi, tổng hợp số liệu theo chức năng, nhiệm vụ của học viên, từ năm 2014 đến 2019, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình đã tổ chức được trên 3040 cuộc giám sát, trong đó cấp tỉnh 250 cuộc, cấp huyện 700 cuộc, cấp xã 2090 cuộc với các hình thức:

- Giám sát thông qua tiếp thu ý kiến phản ánh của các thành viên, đoàn viên, hội viên, ý kiến của Nhân dân là 608 cuộc.

- Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của công đồng là 1.342 cuộc.

- Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng; hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị là 1.090 cuộc.

Nội dung giám sát chủ yếu tập trung vào việc thực hiện và chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; việc triển khai thực hiện các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh có liên quan mật thiết đến người dân cụ thể như:

- Lĩnh vực kinh tế: Giám sát công tác quản lý Nhà nước về khai thác đất, đá, cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ các thôn, bản khó khăn trên địa bàn để thực hiện giảm nghèo, thoát nghèo bền vững, hỗ trợ sản xuất; thực hiện Quy chế dân chủ, phát huy vai trò của Nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ các thôn, bản khó khăn trên địa bàn tỉnh; việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, vật tư nông nghiệp, chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; thực hiện quy định tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những kiến nghị của tổ chức, công dân trong lĩnh vực tranh chấp đất đai...

- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: Giám sát việc thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, đoàn viên, hội viên trong các tổ chức chính trị - xã hội; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; công tác bảo vệ môi trường gắn với thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca và an toàn vệ sinh thực phẩm trong các doanh nghiệp có đông lao động, các khoản đóng góp, thu chi ngoài quy định của Nhà nước đối với các trường công lập; việc thực hiện các nội dung của chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2012 - 2020 và thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW,

ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giám sát Điều 8, Điều 9, 10 Luật Hôn nhân và gia đình...

- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Giám sát việc thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; công tác lập hồ sơ quản lý và đưa người nghiện ma túy vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh và lao động xã hội;

Ngoài ra hằng năm Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng tại các địa phương, đơn vị đều xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát việc thực hiện các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân như: Việc thu, chi, sử dụng các loại quỹ do Nhân dân đóng góp để thực hiện các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, xét chọn các hộ nghèo để nhận chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước; chất lượng thi công các công trình có vốn đầu tư của Nhà nước và Nhân dân đóng góp; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; chi trả chế độ chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách; thu chi quyết toán ngân sách, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, ...Qua đó, đã góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Kết quả, từ năm 2014 đến 2019, Ban thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã tiến hành 4.575 cuộc giám sát, trong đó phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý 508 vụ việc, đã có 164 vụ việc được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc tiếp xúc đối thoại trực tiếp với Nhân dân cũng được người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực, cụ thể: đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc

đối thoại với nhân dân 09 cuộc; Thử trưởng các cơ quan tỉnh 680 cuộc; Bí thư, chủ tịch các huyện, thành phố 80 cuộc, Bí thư, chủ tịch UBND cấp xã 546 cuộc. Nội dung tiếp xúc, đối thoại tập trung vào những vấn đề Nhân dân quan tâm, có nhiều bức xúc như vấn đề đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tiến độ triển khai, thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn liên quan đến thu hồi quyền sử dụng đất, giá cả đền bù, giải phóng mặt bằng, việc khai thác đất, đá, cát, sỏi của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư... Qua các cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, nhiều vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc, những bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được các đồng chí lãnh đạo nghiêm túc giải trình, tiếp thu; đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn có liên quan rà soát các nội dung kiến nghị, đề xuất, phản ánh của Nhân dân, tập trung giải quyết theo quy định của pháp luật, không để kéo dài, trở thành điểm nóng phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Sau các cuộc tiếp xúc, đối thoại Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên đều tham gia giám sát việc thực hiện các nội dung cam kết, ý kiến kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và theo đúng quy định.

Tất cả các cuộc giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đều được thực hiện trên nguyên tắc phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, không chồng chéo hoặc làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát. Sau các cuộc giám sát đều có kết luận, đồng thời kiến nghị với đối tượng giám sát và các cơ quan có liên quan về những sai sót, khuyết điểm, yếu kém để có biện pháp khắc phục, sửa; kịp thời phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực mà các tổ chức, đơn vị cá nhân đã thực hiện. Các cơ quan, đơn vị được giám sát luôn cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; trao đổi những vấn đề liên

quan theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình giám sát. Đưa ra những ý kiến góp ý kịp thời vào dự thảo báo cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị. Yêu cầu đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị của Đoàn giám sát khi cần thiết. Thực hiện trách nhiệm giải quyết các kiến nghị sau giám sát và trả lời bằng văn bản cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo quy.

Định kỳ 6 tháng, 01 năm Mặt trận Tổ quốc các cấp báo cáo kết quả giám sát với cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp và đề xuất các kiến nghị sau giám sát. Trên cơ sở đề xuất kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc các cấp sau giám sát, cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ giao cho các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện. Kết quả trong 5 năm, cấp ủy, chính quyền các cấp đã giải quyết được 2.274 kiến nghị sau giám sát (đạt 92%). Những kiến nghị đề xuất chưa được giải quyết (chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường) là những vụ việc phức tạp đã kéo dài nhiều năm, do một số quy định của Nhà nước còn bất cập...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)