Yếu tố nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 41)

Nhận thức là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bởi nếu các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người được ủy quyền thực thi quyền lực của Nhân dân trong các hoạt động quản lý, điều hành xã hội thì không tránh khỏi tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức lạm dụng quyền lực để tư lợi cá nhân, làm sai trái quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước…

Vì mục đích cuối cùng của hoạt động giám sát và phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là làm cho bộ máy nhà nước cũng như cả hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, đời sống Nhân dân ngày càng được ấm lo, hạnh phúc.

Mặt khác, khi cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhìn nhận đúng về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình, thì cũng đồng nghĩa với việc cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình mộ cách hiệu quả nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Giám sát và phản biện xã hội là một hoạt động quan trọng nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội.

Để luận giải cho vấn đề này, trong Chương 1 luận văn đã cung cấp những vấn đề lý luận khái quát nhất nhưng quan trọng nhất về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự cần thiết phải thực hiện giám sát và phản biện xã hội ở nước ta hiện nay; Khái quát vai trò, tính chất nội dung, phạm vi, hình thức, quy trình, mối quan hệ và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc xây dựng khung lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Khái quát về tỉnh Hoà Bình và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hoà Bình

2.1.1. Khái quát về tỉnh Hoà Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên khoảng 4.600km²; đơn vị hành chính bao gồm 9 huyện và 01 thành phố; 151 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 85 vạn người, có 07 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 74,14% (dân tộc Mường chiếm trên 63%). Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 531 tổ chức cơ sở đảng, trong đó: Đảng bộ cơ sở 285, chi bộ cơ sở 246, đảng bộ bộ phận 08, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở 3.111 với 66.894 đảng viên.

Cùng với quá trình hơn 30 năm đổi mới của đất nước, nhất là trong 5 năm qua, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, luôn yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý và điều hành của chính quyền các cấp. Nhân dân vui mừng và phấn khởi trước kết quả đạt được giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI có 8 chỉ tiêu đã đạt, 9 chỉ tiêu sẽ hoàn thành, 3 chỉ tiêu cần có giải pháp đột phá để hoàn thành và đặc biệt ấn tượng trước tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2018 đạt 8,36%, đứng thứ 2 khu vực Tây Bắc, thứ 4 khu vực Trung du miền núi phía Bắc, thứ 19 của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm (tăng gấp hơn 2 lần so với 5 năm trước), đời sống vật chất và tinh thần của Nhân

dân được nâng lên; lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố mở rộng.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thế mạnh của tỉnh; nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch đã được ban hành và tổ chức thực hiện; tập trung phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống; chú trọng phát triển khu du lịch Hồ Hòa Bình, khu du lịch Mai Châu và các khu vực có tiềm năng thế mạnh; lượt khách tham quan, du lịch, tổng doanh thu từ du lịch hằng năm tăng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân đồng tình ủng hộ và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhận thức của nông dân được nâng lên với quyết tâm thoát nghèo, ý chí, khát vọng vươn lên làm giàu; bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, đời sống của nông dân được nâng lên; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện. Quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy, an ninh trật tự ở nông thôn được giữ vững. Theo kế hoạch đến cuối năm 2020, có 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 45% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, trung bình số tiêu chí nông thôn mới trên 1 xã đạt 15,4 tiêu chí, hoàn thành trước 01 năm thực hiện nhiệm vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (Đứng thứ 3 các tỉnh trung du và Miền núi phía Bắc, đứng đầu các tỉnh Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới). Đến cuối năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh có 247 dự án sản xuất công nghiệp, trong đó có 138 dự án đã đưa vào sản xuất kinh doanh.

Có được những thành tựu quan trọng kể trên là kết quả của sự phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, tinh thần lao động cần cù và sáng tạo của

Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đặc biệt có sự tích cực, chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, nhất là giám sát việc thực hiện các chủ trương, chương trình, dự án triển khai trên địa bàn để kịp thời đề xuất, kiến nghị với các cấp ủy, chính quyền điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục những thiếu sót, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện ngay từ cơ sở.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hòa Bình còn nhiều hạn chế như: tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh còn chậm; vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều nơi, biến đổi khí hậu đang ngày một khắc nghiệt, nhất là những năm gần đây trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra mưa bão, lũ quét làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản; các tệ nạn xã hội, tội phạm diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp, hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi, tín dụng đen gây bất ổn trong xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp Nhân dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, sự phân hóa giàu nghèo và mức độ chênh lệch về mức sống giữa các vùng, miền còn cao; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn chậm triển khai tới người dân; chương trình xây dựng nông thôn mới chưa phát huy hết tiềm năng trong Nhân dân; việc quản lý đất nông, lâm trường còn nhiều bất cập; việc xuất hiện các đạo lạ gây hoang mang trong xã hội; đạo đức xã hội có những biểu hiện xuống cấp; một số cán bộ, đảng viên chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa, không giữ gìn và chấp hành kỷ cương xã hội làm ảnh hưởng đến lòng tin của Nhân dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn bị các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách chia rẽ, phá hoại…Những yếu tố này sẽ tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong đó có hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

2.1.2. Khái quát về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hoà Bình

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình được chính thức thành lập từ năm 1943 với tên gọi tiền thân là Mặt trận Việt Minh tỉnh Hòa Bình.

Trải qua nhiều lần đổi tên với 15 kỳ đại hội, đến nay phát huy truyền thống tốt đẹp và những nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã đạt được nhiều thành tích to lớn được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, Ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng nhiều hình thức khen thưởng cao quý.

Về cơ cấu, tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập Ban công tác Mặt trận ở tổ dân phố, khu dân cư, xóm, bản. Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.

Theo Báo cáo số 256/BC-UBMTTQVN, ngày 31/12/2019 của Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình về tình hình tổ chức, bộ máy, cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình năm 2019.

- Cấp tỉnh: Bộ máy chuyên trách của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh gồm có:

+ Ban Thường trực, gồm 09 đồng chí (01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch, 05 ủy viên thường trực kiêm trưởng các ban chuyên môn và Chánh Văn phòng).

+ Các ban chuyên môn và Văn phòng, gồm 05 đơn vị (Văn phòng; Ban Tổ chức; Ban Tuyên giáo; Ban Dân chủ - Pháp luật; Ban Dân tộc - Tôn giáo; Ban Phong trào).

+ Tổng số biên chế hiện đang sử dụng là 23 cán bộ, công chức, nhân viên, trong đó có 22 công chức; 01 hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP (tính trong biên chế).

+ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 03 đ/c, chiếm 13%; Đại học 16 đ/c, chiếm 69,5%; Cao đẳng 02 đ/c, chiếm 8,7%; Trung cấp 01 đ/c, chiếm 4,4%; Công nhân kỹ thuật 01 đ/c, chiếm 4,5%.

+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, Cử nhân 10 đ/c, chiếm 43,5%; Sơ cấp 13 đ/c, chiếm 56,5 %.

- Cấp huyện: Gồm 10 cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, thành phố. + Tổng biên chế hiện đang sử dụng: 40 cán bộ, chuyên viên (trong đó, Chủ tịch 10 đồng chí; Phó chủ tịch 10 đồng chí; cán bộ, chuyên viên 20 đồng chí).

+ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 06/40 đồng chí, chiếm 15%; Đại học, cao đẳng 31/40 đồng chí, chiếm 77,5%, Trung cấp 03/40 đồng chí, chiếm 7,5%.

+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 20/40 đồng chí, chiếm 50%; Trung cấp 12/40 đồng chí, chiếm 30%, chưa qua đào tạo 08/40 đồng chí, chiếm 20%.

- Cấp xã: Gồm 210 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn với trên 600 chuyên trách và bán chuyên trách; có 1554 Ban công tác Mặt trận ở tổ dân phố, khu dân cư, xóm, bản.

Hiện nay, tổng số Ủy viên Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là 7.676 vị, trong đó cấp tỉnh là 83 vị (dân tộc: 44 vị; tôn giáo: 04 vị; nữ: 21 vị; ngoài Đảng: 29 vị), Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện là 592 vị (dân tộc: 412 vị; tôn giáo: 16 vị; nữ: 156 vị; ngoài Đảng: 157 vị), Ủy viên Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã là 7.001 vị (dân tộc: 3.647 vị; tôn giáo: 79 vị; nữ: 2.106 vị; ngoài Đảng: 1.904 vị).

Hoạt động của các Hội đồng tư vấn tiếp tục được tăng cường, mở rộng lực lượng cán bộ không chuyên trách, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên từng

bước phát huy hiệu quả tư vấn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và góp ý đối với hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay, Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã thành lập được 04 Hội đồng tư vấn về: Kinh tế, Văn hoá - xã hội, Dân tộc - Tôn giáo, Dân chủ - Pháp luật, với thành viên tham gia là các đồng chí nguyên lãnh đạo một số Sở, ban, ngành của tỉnh đã nghỉ hưu.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự phối hợp và tạo điều kiện của chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, được cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố và phát triển; Dân chủ, đồng thuận xã hội được phát huy. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì phát động được triển khai có trọng tâm, trọng điểm; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" gắn với giảm nghèo bền vững, "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được đẩy mạnh và nâng cao về chất lượng, thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân và sự vào cuộc của toàn xã hội. Các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư được triển khai, nhân rộng và phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền trong sạch, vững mạnh. Công tác đối ngoại Nhân dân được mở rộng và có những đóng góp tích cực, tạo môi trường thuận lợi để mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)