Mối quan hệ giữa giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 36 - 38)

Việt Nam

Mối quan hệ giữa giám sát, phản biện xã hội được xem xét trong chu trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động phản biện xã hội được thực hiện khi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn dự thảo (chưa ban hành). Hoạt động giám sát tiến hành trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước (đã ban hành). Mặc dù là hai quá trình khác nhau nhưng đều là phương thức kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước nên giám sát và phản biện xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Giám sát, phản biện xã hội có một số thao tác giống nhau đó là việc nhận xét, đánh giá, kiến nghị, đều tác động đến các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Giám sát và phản biện có thể khác về đối tượng, nội dung, phương pháp nhưng có mối quan hệ hữu cơ, tương tác, nội dung này làm tiền đề cho nội dung kia.

Trước hết, giám sát là tiền đề cho phản biện xã hội, bởi lẽ: Qua giám sát sẽ theo dõi chính sách, pháp luật đã ban hành còn đúng, phù hợp và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn không, đã đảm bảo cụ thể hóa đầy đủ các chủ trường, đường lối của Đảng hay chưa. Từ đó, phát hiện những bất cập trong quy định, chính sách, những chính sách đã được quy định trong Luật chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, còn mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản khác. Kết quả giám sát quá trình thực hiện cho biết chính sách, pháp luật hiện hành có khả thi không, có được thực hiện đầy đủ không. Những thông tin thực tiễn này là cơ sở, bằng chứng cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội. Thực tế, có trường hợp giám sát là khâu khởi đầu để theo dõi, thu thập thông tin làm luận chứng trong phản biện xã hội.

Mặt khác, phản biện xã hội góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giám sát. Quá trình phản biện xã hội nhân dân vừa là người tham gia xây dựng nhưng đồng thời vừa là người thực hiện. Khi nhân dân được góp ý kiến ngay từ khâu dự thảo chính sách giúp họ hiểu đầy đủ hơn mục đích, ý nghĩa của chính sách sẽ ban hành và từ đó tạo sự đồng thuận trong xã hội và là tiền đề thuận lợi cho việc thực thi, giám sát việc thực thi chính sách. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội và không mang tính quyền lực nhà nước, những kiến nghị của Hội không mang tính áp đặt đối với chủ thể yêu cầu

phản biện. Do đó, kết quả phản biện xã hội được đối tượng phản biện tiếp thu, xử lý đến đâu, có đúng không phải thông qua việc giám sát kiểm nghiệm.

Giám sát, phản biện xã hội đều hướng tới hình thành hệ thống các quyết sách khoa học và đảm bảo được thực thi trong cuộc sống. Do đó, hai quá trình này có thể chuyển hóa cho nhau. “Xét cho đến cùng, phản biện dự thảo chính sách cũng là giám sát, nhưng là giám sát đối với quá trình hoạch định chính sách của cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách. Xét cho đến cùng, giám sát cũng là phản biện, nhưng phản biện quá trình đưa chính sách vào cuộc sống. Như thế phản biện vừa cả với chủ thể có nhiệm vụ thực thi chính sách, vừa cả với chủ thể ban hành chính sách” [20, tr160].

Như vậy, giám sát và phản biện xã hội là yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình hoạch định và thực thi quyết sách của các chủ thể quyền lực, là công cụ kiểm soát quyền lực, thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)